Nuôi cá trên đỉnh núi Pù Lầu
Nữ sinh viên khởi nghiệp với mô hình nuôi cá lồng bè tại lòng hồ Hòa Bình |
Tuy nhiên, với quyết tâm thoát nghèo, Dũng đã thu được trái ngọt từ mô hình nuôi cá tầm, cá hồi với lợi nhuận từ 1,5- 2 tỉ đồng/ năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Quyết tâm và kiên trì
Thôn Phiêng Phàng, quê hương của Dũng nằm cheo leo trên đỉnh núi Pù Lầu, là thôn vùng cao của xã Yến Dương, huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Hầu hết các hộ trong thôn là người Dao, đời sống rất khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, đất canh tác ít. Bố mẹ Dũng đều là nông dân, kinh tế khó khăn chẳng khác gì các hộ dân khác trong thôn. Vì thế, chàng trai trẻ luôn quyết tâm học.
![]() |
Chàng trai trẻ Đặng Hành Dũng |
Có tấm bằng trung cấp y trong tay, Dũng mong muốn về địa phương chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, tốt nghiệp ra trường, chàng trai trẻ lại không xin được việc. Đúng thời điểm này, địa phương tuyển thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, Dũng lên đường và phục vụ trong lực lượng Công an Nhân dân 3 năm.
Ra quân, Dũng trở về địa phương đau đáu với câu hỏi làm sao thoát nghèo, làm sao phát triển kinh tế từ chính điều kiện tự nhiên của mảnh đất này? “Pù Lầu nằm trong dãy núi Phja Bjoóc có khí hậu mát mẻ, lại có nước đầu nguồn sạch, quanh năm lạnh. Sườn núi có độ dốc cao, nước chảy xuống mạnh, thích hợp để nuôi cá tầm, cá hồi. Khi ở trong quân ngũ mình đã mong muốn khởi nghiệp nên năm 2020 trở về địa phương đã quyết tâm thực hiện mô hình nuôi cá trên đỉnh núi”, Dũng kể.
Dũng bắt đầu thực hiện ý tưởng khi mọi thứ đều còn rất hoang sơ. Thời điểm đó, các hộ dân trong thôn chỉ toàn trồng cây dong riềng, nếu chuyển sang xây dựng mô hình nuôi cá đồng nghĩa phải tạo dựng từ những thứ nhỏ nhất, từ mặt bằng, mở đường dẫn nước, đường vận chuyển vật liệu xây bể...
![]() |
Hành Dũng tham gia cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo |
Do đường đi lại khó khăn nên việc vận chuyển nguyên vật liệu không dễ dàng, máy móc không thể đưa lên hỗ trợ nên Dũng đành dùng đôi tay san gạt đất một cách thủ công. Suốt một tháng trời, chàng trai trẻ kiên trì với việc san mặt bằng, sau đó kéo vật liệu lên đỉnh núi, tìm nguồn dẫn nước suối, kéo điện, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước sạch…
“Người dân trong thôn không hiểu mình đang làm gì khi suốt ngày đào, san lấp đất. Nhiều người xì xào, bàn tán và cho đó là một công việc thực sự “điên, khùng””, Dũng chia sẻ.
Góp phần thay đổi quê hương
Sau nhiều nỗ lực, hệ thống bể nuôi cá được hình thành rộng hơn 300m2, Dũng lên Sa Pa, Lào Cai, mua giống cá. Chàng trai trẻ cũng vào các hội, nhóm liên quan đến nuôi cá tầm, cá hồi để tìm hiểu, trao đổi về kỹ thuật, giống cá, thức ăn... Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế nuôi cá không đơn giản, những ngày đầu do còn thiếu kinh nghiệm trong nuôi loài cá nước lạnh nên Dũng chịu thiệt hại khi một lượng cá giống bị chết.
Vừa làm Dũng vừa rút ra bài học cho bản thân. Cá tầm, cá hồi chỉ sống được ở nơi nước lạnh và dễ bị mắc bệnh nếu thiếu kỹ thuật và môi trường nuôi không bảo đảm. Vì vậy, để loài cá này sinh trưởng tốt đòi hỏi người nuôi cần đặc biệt chú trọng đến độ sâu của bể, độ lạnh của nước, nguồn thức ăn có chất lượng tốt, môi trường nước sạch.
![]() |
Đặng Hành Dũng đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế |
Hiện mô hình của Dũng cho thu hoạch 15 - 20 tấn cá/năm. Cá có đầu ra ổn định với giá bán từ 300.000 - 350.000 đồng/kg cá tầm; 400.000 - 450.000 đồng/kg cá hồi. Trừ hết chi phí, mỗi năm chàng trai trẻ thu về 1,5- 2 tỉ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương.
Từ kinh nghiệm của bản thân, Dũng hướng dẫn, chia sẻ kỹ thuật cho các hộ dân khác cùng làm. Chàng trai trẻ cũng liên kết với các hộ trong sản xuất, tiêu thụ, đồng thời quảng cáo, bán hàng trực tuyến trên trang facebook, zalo, để đưa thương hiệu cá nuôi trên đỉnh Pù Lầu đến với đông đảo khách hàng gần xa. Chàng trai trẻ cũng đầu tư vào việc chế biến món ăn từ cá tầm, cá hồi như dầu cá, ruốc cá… để đáp ứng khách du lịch có nhu cầu mua sản phẩm tại chỗ.
Với mong muốn góp phần thay đổi diện mạo quê hương, hiện Dũng đang tập trung mở rộng quy mô nuôi cá, vừa từng bước biến nơi này thành địa chỉ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
“Khi đến đây, du khách có thể đến tham quan cảnh đẹp núi rừng, tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ và được trực tiếp trải nghiệm nuôi cá, bắt cá và thưởng thức món cá tầm, cá hồi ngay tại chỗ cùng với những người dân trong thôn. Mình hi vọng hướng đi này sẽ tạo việc làm cho nhiều lao động hơn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương”, Dũng chia sẻ.
Với những thành tích đã đạt được, Dũng được Trung ương Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của năm 2023.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025

Phát động Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu 2025

Người trẻ “update” ký ức dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại

Tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm chiến thắng 30/4

Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Kể chuyện về tình yêu Tổ quốc qua những tà áo dài

Giới trẻ hào hứng đón chào 50 năm ngày Giải phóng
