Tag

“OCOP Thường Tín” nắm bắt cơ hội, lan tỏa thương hiệu

Nông thôn mới 17/10/2022 11:56
aa
TTTĐ - Thường Tín là một trong hai huyện ngoại thành đầu tiên của TP Hà Nội có điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đây là điều thuận lợi giúp Thường Tín có thêm cơ hội quảng bá các sản phẩm là lợi thế của địa phương, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất làng nghề, thúc đẩy khởi nghiệp doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.
Công bố các quyết định về công tác cán bộ tại huyện Thường Tín và Thanh tra TP Hà Nội Xây dựng huyện Thường Tín thành quận: Bắt đầu từ Nông thôn mới kiểu mẫu Thường Tín thành lập mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy và chữa cháy”

Hàng trăm sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao

Thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Thường Tín đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đã có hàng trăm sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng từ 3 đến 4 sao.

Lãnh đạo TP và huyện thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Thường Tín
Lãnh đạo TP và huyện thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín hiện có 11 cụm công nghiệp với hàng nghìn doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp; Có 126 làng có nghề, trong đó 49 làng nghề được UBND TP công nhận làng nghề truyền thống.

Cùng với đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với 15 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 14 mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.

Nhận thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện chương trình OCOP, UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; Chỉ đạo xây dựng thương hiệu ở nhóm thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ… là những sản phẩm thế mạnh ở địa phương, đã có thương hiệu và đang tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tại Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà xã Ninh Sở, trên diện tích canh tác 1,1ha, đơn vị đã đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà màng, tưới phun tự động, kho lạnh, kho bảo quản, sơ chế rau, củ theo tiêu chuẩn VietGap.

Giám đốc Hợp tác xã Bùi Thị Thanh Hà cho biết, với 30 sản phẩm rau các loại được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, mỗi ngày, đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng 300kg rau mầm và rau baby (rau thu hoạch non) như: Cải ngọt, cải mơ, cải bó xôi, xà lách... doanh thu đạt 3 tỷ đồng/ha/năm và tạo việc làm cho 20 lao động.

Sản phẩm OCOP của HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà
Sản phẩm OCOP của HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà

Theo ông Từ Đức Mạnh - Trưởng phòng Kinh tế huyện, bám sát tình hình thực tế địa phương, huyện đã có nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP, hằng năm huyện tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chương trình OCOP gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao; Đồng thời, đa dạng hoá hình thức truyền thông, trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Trong năm 2021, khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Thường Tín đã thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP với nhiều hình thức: Giới thiệu 32 sản phẩm làng nghề tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2021.

UBND huyện phối hợp Sở Công thương Hà Nội tổ chức Chương trình kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2021; Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng, sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn huyện tại chợ Vồi; Kết nối sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các điểm bán hàng OCOP trong và ngoài thành phố; Triển khai chương trình phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP...

Đến nay, huyện Thường Tín đã có 103 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng từ 4 sao, tập trung ở nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng trang trí... Trong năm 2021, huyện dự kiến có từ 30 đến 50 sản phẩm tham gia được thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Sẽ có thêm nhiều sản phẩm OCOP thương hiệu “Thường Tín”

Tại Lễ khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thường Tín ngày 15/10 vừa qua, ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín chia sẻ, trong triển khai thực hiện OCOP, nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm, huyện Thường Tín là một trong những địa phương đi đầu TP về số lượng sản phẩm, với 152 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và hàng trăm sản phẩm tiềm năng OCOP, đang xây dựng OCOP...

Việc mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm có thế mạnh của địa phương nhằm giúp các làng nghề, cơ sở sản xuất mở rộng cơ hội phát triển thị trường.

Sản phẩm sơn mài tham gia đánh giá, phân loại
Sản phẩm sơn mài tham gia đánh giá, phân loại

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối, đưa nhiều sản phẩm OCOP về điểm giới thiệu và bán sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời, huyện sẽ phát triển thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện để Chương trình OCOP có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng", ông Bùi Công Thản chia sẻ.

Được biết, UBND huyện Thường Tín sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Phòng Kinh tế đẩy mạnh phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia chương trình OCOP; Tăng cường mở các lớp tập huấn xây dựng các sản phẩm OCOP, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm OCOP; Tiếp tục xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng; Tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài TP Hà Nội.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chương trình OCOP của huyện Thường Tín tin tưởng rằng địa phương này sẽ tiếp tục đạt được những kết quả mới, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản và các sản phẩm làng nghề truyền thống; Từ đó tăng thu nhập cho người sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu đưa huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Đọc thêm

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Xem thêm