Tag
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Phải chỉ rõ đối tượng cần hỗ trợ, nguồn kinh phí, người thực hiện...

Muôn mặt cuộc sống 22/05/2024 16:05
aa
TTTĐ - Ngày 22/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp nghe báo cáo về các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt.
Xây dựng nhà ở cho người nghèo Xây dựng nhà ở cho người nghèo
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội về phát triển nhà ở - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội về phát triển nhà ở - Ảnh: VGP/MK

Cần đánh giá tổng thể, toàn diện về hiệu quả của tất cả các chính sách

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2013-2019 cả nước đã hoàn thành hỗ trợ cho 339.176 hộ người có công có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 96,7%; giai đoạn 2015-2020 hỗ trợ 117.427/236.324 hộ nghèo, đạt 50%; giai đoạn 2014-2021 hỗ trợ 19.032/23.797 hộ nghèo vùng lũ lụt có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 80%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, cần đánh giá tổng thể, toàn diện về hiệu quả của tất cả các chính sách, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng khó khăn, miền núi, hải đảo… đã được triển khai bằng nguồn lực của nhà nước, xã hội, và cả vốn viện trợ phát triển…

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đỗ Thành Trung nêu thực tế, hiện đang có nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội khác nhau có nội dung về hỗ trợ nhà ở như 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững; phong trào xoá nhà tạm, nhà dột; xây nhà đại đoàn kết… Mỗi chương trình lại thực hiện theo những quy định khác nhau khiến chính quyền địa phương, đặc biệt ở cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn khi xác định, thống kê các hộ gia đình cần hỗ trợ bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhà nước phải giữ vai trò dẫn dắt trong chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người còn khó khăn - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhà nước phải giữ vai trò dẫn dắt trong chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người còn khó khăn - Ảnh: VGP/MK

Đơn cử có gia đình vừa thuộc diện người có công, lại là hộ nghèo, ở vùng lũ lụt hoặc địa bàn thuộc diện thụ hưởng chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… thì việc xác định mức hỗ trợ vừa phải bảo đảm lợi ích cao nhất cho người dân nhưng không chồng chéo, trùng lặp.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt còn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế. Mức hỗ trợ còn thấp, cào bằng, chưa tính tới đặc thù vùng, miền. Tiêu chí hỗ trợ xây dựng nhà ở dừng lại ở nhà cấp 4 với 3 cứng (tường cứng, nền cứng, mái cứng). Nhà nước mới chỉ hỗ trợ người dân xây dựng, sửa chữa nhà, chưa đặt trong tổng thể quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội đi kèm như điện, đường, trường, trạm… Cơ chế hỗ trợ trực tiếp và cho vay lãi suất thấp nên chưa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nhiều hộ nghèo.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Những chính sách thể hiện bản chất ưu việt của chế độ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng, đúng đắn, nhân văn của các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt.

Những chính sách này đã thể hiện bản chất ưu việt của chế độ, nhận được sự ủng hộ, quan tâm to lớn, cũng như sự ghi nhận, đánh giá cao của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, và toàn xã hội.

Đây là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội để phát triển nhà ở cho người dân Việt Nam.

Việc tổng kết, đánh giá hiệu quả của 3 chính sách này phải đặt trong mối quan hệ, liên kết với các chương trình, cơ chế, chính sách khác. Tương tự, kết quả hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt không nằm ngoài mục tiêu tổng thể về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội nói riêng, việc thực hiện các chính sách xã hội để phát triển nhà ở nói chung.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân… trong việc huy động, đóng góp, sử dụng các nguồn lực dành cho hỗ trợ nhà ở xã hội.

Cùng với việc đánh giá đầy đủ những gì đã làm được, tiếp tục phát huy, Phó Thủ tướng chỉ rõ một số bất cập, hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở như: Thiếu tính tổng thể, thống nhất do "thiết kế" ở nhiều thời kỳ; sự khác nhau về cơ chế sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ của các tổ chức chính trị-xã hội, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; chưa rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, xã hội, đối tượng được hỗ trợ)…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường… hoàn thiện báo cáo tổng kết; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở mới.

Các chính sách phải làm rõ phạm vi, các nhóm đối tượng được hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ cho từng nhóm như người có công, người nghèo ở địa bàn khó khăn, người nghèo...

Mức hỗ trợ được xác định dựa trên đặc trưng, đặc điểm kinh tế-xã hội của các vùng, miền như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng lũ lụt hay nông thôn ở đồng bằng, đô thị.

Trong đó, Nhà nước chịu trách nhiệm hỗ trợ trực tiếp cho người có công, hỗ trợ một phần và cho vay với lãi suất thấp nhất có thể cho các hộ nghèo có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở; ban hành đơn giá, định mức kỹ thuật, tiêu chí về nhà ở bảo đảm an toàn, có đủ cơ sở hạ tầng đi kèm, thích ứng với biến đổi khí hậu; lập quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư ở vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.

Mặt trận Tổ quốc, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dành kinh phí, nguồn lực cho những đối tượng khó khăn khác cần trợ giúp về nhà ở.

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở trên địa bàn.

Phó Thủ tướng lưu ý, "phải chỉ rõ đối tượng cần hỗ trợ, nguồn kinh phí, người thực hiện, bảo đảm công bằng, thống nhất, trong điều kiện, đối tượng giống nhau thì mức hỗ trợ từ Nhà nước hay xã hội cũng giống nhau"; đồng thời, tận dụng những chủ thể đang làm rất tốt công tác này như Ngân hàng Chính sách xã hội, Mặt trận Tổ quốc để tránh phân tán, dàn trải nguồn lực.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Các chính sách phải khẳng định vai trò dẫn dắt của Nhà nước trong hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người còn khó khăn. Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường an toàn, thụ hưởng các thành quả của sự phát triển, không để ai bỏ lại phía sau.

Đọc thêm

Quảng Nam: Vụ nổ nhà máy nam châm, 8 công nhân đã xuất viện Xã hội

Quảng Nam: Vụ nổ nhà máy nam châm, 8 công nhân đã xuất viện

TTTĐ - Trong vụ nổ tại nhà máy sản xuất nam châm từ tính SGI Vina (Quảng Nam), 8 trong số 12 công nhân bị bỏng đã xuất viện. Hiện còn 2 người điều trị tại Quảng Nam, 1 chuyển đến Đà Nẵng và 1 trường hợp nặng nhất dự kiến chuyển ra Hà Nội.
Hiểm họa từ thú chơi diều gần hành lang an toàn lưới điện Xã hội

Hiểm họa từ thú chơi diều gần hành lang an toàn lưới điện

TTTĐ - Thả diều là hoạt động vui chơi quen thuộc, nhưng khi thực hiện gần đường dây điện, trạm điện nó trở thành “Cái bẫy chết người” do nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm. Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo người dân không thả diều gần hành lang an toàn lưới điện để đảm bảo an toàn tính mạng và cung ứng điện an toàn, ổn định.
Hành trình 17 năm của SCG vì một xã hội hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại Bà Rịa - Vũng Tàu Muôn mặt cuộc sống

Hành trình 17 năm của SCG vì một xã hội hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại Bà Rịa - Vũng Tàu

TTTĐ - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 2025, SCG phối hợp với Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức sự kiện đặc biệt “Hành trình Ươm mầm ước mơ”. Chương trình đánh dấu cột mốc 17 năm SCG nỗ lực giảm bất bình đẳng trong giáo dục, mang lại cơ hội phát triển cho trẻ em khuyết tật, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong chiến lược Tăng trưởng Xanh Toàn diện, hướng tới một xã hội công bằng và hòa nhập.
Công đoàn Thủ đô thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

TTTĐ - Nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 22/5, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Y tế Hà Nội, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn huyện Chương Mỹ Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn huyện Chương Mỹ

TTTĐ - Ngày 22/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Bình - Công đoàn Trường Tiểu học Phụng Châu, thuộc LĐLĐ huyện Chương Mỹ.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu - tăng 12 lần sau 5 mùa giải Muôn mặt cuộc sống

VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu - tăng 12 lần sau 5 mùa giải

TTTĐ - Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác - tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
Quảng Ninh: Tìm thấy thêm 1 học sinh bị đuối nước Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm 1 học sinh bị đuối nước

TTTĐ - Sự việc xảy ra lúc 16h30 ngày 21/5, tại khu vực đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm 1 thi thể trong 3 em học sinh bị lũ cuốn trôi trước đó.
Đoàn đại biểu MTTQ TP Hà Nội thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị Muôn mặt cuộc sống

Đoàn đại biểu MTTQ TP Hà Nội thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình Hành trình kết nối năm 2025, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số TP Hà Nội do Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị.
Quảng Ninh: 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn trôi Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ninh: 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn trôi

TTTĐ - Theo tin từ UBND huyện Hải Hà (Quảng Ninh), chiều 21/5 tại đập Hải An, xã Quảng Thành có 7 học sinh đi tắm suối thì bất ngờ bị lũ bị cuốn trôi. Người dân đã kịp thời cứu được 3 em.
TP Hồ Chí Minh tăng cường an toàn điện mùa mưa, bão Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh tăng cường an toàn điện mùa mưa, bão

TTTĐ - Hiện nay, khu vực Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh đã bước vào mùa mưa, đây cũng là thời điểm thường xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển. Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả; đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa, bão; giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có kế hoạch đảm bảo an toàn điện trong thời điểm này.
Xem thêm