Tag

Phạm Quốc Cường mê say hát “khúc ca tình đời”

Văn học 03/08/2022 08:00
aa
TTTĐ - “Khúc ca tình đời” là tập thơ mới nhất của nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường. Đây là tập thơ dày dặn, thể hiện được nhiều điều. Và hơn hết, lúc nào, Phạm Quốc Cường cũng nặng lòng, nặng tình.
Tập thơ Khúc ca tình đời của nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường.
Tập thơ Khúc ca tình đời của nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường.

Với 5 tập thơ ra liên tục trong quãng thời gian ngắn, giờ đây, Phạm Quốc Cường đã định hình rõ được con đường văn học mà anh đã chọn. Không ồn ào ra mắt sách, anh cứ lặng lẽ như tằm nhả tơ, như hoa thầm thì nở, để dâng cái đẹp cho đời.

Phạm Quốc Cường trong thơ vẫn như Phạm Quốc Cường ngoài đời. Anh rất nặng lòng, nặng tình. Trong văn học, đặc biệt trong thơ, người ta không thể nói dối được. Phạm Quốc Cường cũng vậy, anh rất chân thật.

Ở tập thơ “Khúc ca tình đời” (xuất bản năm 2021), với hơn 150 bài thơ, Phạm Quốc Cường đã nói lên được nhiều điều, từ tình yêu nam nữ cho đến tình yêu đất nước, tình yêu gia đình, việc thực thi pháp luật... Anh cũng tỏ rõ được ý chí nam nhi, làm người tử tế.

Trước hết, Phạm Quốc Cường nói rằng:

Thế gian lắm chuyện lạnh người

Cười vui cũng có, lo âu thì nhiều

Bình minh phủ sáng khắp nơi

Làm người tử tế được đời yêu thương

(Làm người tử tế)

Qua những câu thơ trong bài Làm người tử tế, Phạm Quốc Cường thấy rằng, cuộc đời vui có, buồn có, chứ không phải đời chỉ là bể khổ như lâu nay ta từng nghĩ. Không những thế, ngoài vui, ngoài buồn, thì cuộc đời cũng lắm nỗi lo âu. Như chúng ta biết, cuộc sống bây giờ thật nhiều nỗi lo, tai nạn giao thông, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh... Có lẽ từ quan điểm này, mà Phạm Quốc Cường đã viết nên những điều như vậy.

Nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường.
Nhà thơ - nhà báo Phạm Quốc Cường.

Phạm Quốc Cường cũng nói rằng, có một con đường hạnh phúc cho con người, mà ở đây là người tử tế. Nếu làm người tử tế sẽ được đời yêu thương. Bởi Phạm Quốc Cường thấy rằng, bình minh, tức sự tươi đẹp luôn phủ khắp nơi, miễn là ta sống tử tế, thì như luật nhân quả trong đạo Phật, đời sẽ yêu thương ta, từ đó mà ta tránh được những tai ương.

Ở Phạm Quốc Cường, anh không ngại khi nói thẳng về chính mình: “Vào ra ngang dọc trông đời nở hoa”. Câu thơ này khiến ta nhớ đến các chí sĩ ngày xưa, hay như cái ngông nghênh của nhà thơ tài danh Nguyễn Công Trứ “đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Để viết ra được câu thơ này, chắc rằng, Phạm Quốc Cường đã “phong ba phủ bụi trần” nhiều lần rồi.

Ở Phạm Quốc Cường, ta thấy đan xen giữa ý chí mạnh mẽ và cái yếu mềm của thi nhân. Chính vì vậy, anh đã khe khẽ tâm sự:

Hạ đã về rồi em biết không

Bằng lăng nở rộ tím trên đường

Trẻ em thôi học trường đóng cửa

Lá bàng vàng rụng che bóng sân

Ta muốn gần em trong mùa hạ

Mùa của đoàn viên mỗi gia đình

Dường như em vẫn còn xa quá

Để hạt mưa sa ướt tâm tình.

(Nhìn vô tận)

Trong cái Nhìn vô tận, Phạm Quốc Cường thấy mùa hạ như ai cũng thấy, đó là bằng lăng nở rộ, là lá bàng vàng rụng. Những nét đẹp lặng lẽ của mùa hạ. Nhưng điều này cũng không khiến tâm hồn thi sĩ vui lên được, bởi anh đã xa em, trong khi đó, mùa hạ là mùa đoàn viên, như anh đã viết.

Người xây năm cõi trời mây

Không bằng một cõi gió mây thuận hoà.

(Gió mây thuận hoà)

Hai câu thơ lục bát trong bài Gió mây thuận hoà có lẽ là hai câu lục bát hay thuộc hàng “top ten” trong tập thơ “Khúc ca tình đời”. Ta có thể hiểu ý anh rằng, anh đang viết về gia đình, dù người chồng giỏi giang đến đâu, được trọng vọng đến đâu cũng không được hạnh phúc nếu như vợ chồng không thuận hoà. Gió thể hiện cho sức mạnh, tức người chồng, mây có lẽ là hình ảnh của người vợ, dịu dàng nhẹ nhàng.

Theo lối suy tư trên, Phạm Quốc Cường tiếp tục viết những câu thơ say đời:

Tháng tư về em chớ có buông tay

Tình loay hoay xin hãy đừng quay gót

Môi em ngọt như giọt đường thấm nước

Trước bờ vai anh ngây ngất lặng nhìn.

(Tình tháng tư)

Lơ thơ vài giọt lệ trời

Rơi trong đêm tối ai ngồi đợi ai?!

(Tình cũ)

Không những thể hiện tình yêu với đời, với người mình yêu, Phạm Quốc Cường còn có những câu thơ như lời nhắc gọi:

Đừng ngủ mê khi mà ta đang sống

Cho chính ta và cho cả muôn người

Đừng mặc kệ với hình hài đất nước

Hãy gắng lên gồng sức bước song hành.

(Đừng ngủ mê)

Với năm tập thơ trong tay, mặc dù rất khiêm tốn không nhận mình là nhà thơ, nhưng có lẽ, nhiều độc giả khi đọc các tác phẩm của Phạm Quốc Cường, chắc rằng đều gọi anh là nhà thơ. Bởi chỉ có tâm hồn nhà thơ, thì mới viết được những câu thơ này:

Giờ ta say tình ta ai nào biết

Ai gọi mời những giây phút ái ân

Ai phân trần ai trách hờn ai dỗi

Ai đợi chờ ai chào đón đưa ta

Ta gào thét trong cơn say rất lạ

Gọi tên ai ta không nhớ nữa rồi

Nhưng ta biết ta say rồi vụng dại

Nhỡ qua đò rồi quên cả đò đưa.

(Tản mạn say)

Ở thơ Phạm Quốc Cường, ta còn thấy anh mang dáng dấp của những nhà thơ xưa: Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính. Con đường văn học là con đường gian khổ, mong rằng, Phạm Quốc Cường vẫn bền bỉ đi, để cống hiến cái hay, cái đẹp cho cuộc đời.

Nhà thơ Phạm Quốc Cường sinh năm 1980 tại Nam Đàn – Nghệ An. Anh là nhà báo có tiếng, với các bút danh: Quốc Đô, Quốc Minh, TQC… Các tập thơ đã xuất bản: Viết cho người tình mơ; Anh chờ qua trăng; Tình hoa; Tình yêu còn lại; Khúc ca tình đời. Ngoài ra, anh còn là tác giả của các bài hát: Khúc hát phóng viên; Hoa sữa và em; Anh chờ qua trăng; Gương sáng Pháp luật Việt Nam; Tuyến đầu vang mãi niềm tin; Việt Nam sáng ngời tình yêu…

Đọc thêm

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Xem thêm