Tag

Phát huy giá trị văn hóa Huế để phát triển bền vững

Nghệ thuật 31/01/2025 10:00
aa
TTTĐ - Thành phố Huế là vùng đất hội tụ nhiều di sản quý báu của cha ông để lại, nơi đây đã chứng kiến nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử; hội tụ, giao thoa và lan tỏa giá trị văn hóa phong phú đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam.
Hà Nội sẽ gương mẫu, đi đầu để tạo ra những sản phẩm văn hóa mới Tôn vinh truyền thống văn hóa qua lễ "Tống cựu nghinh tân" Văn hóa Hà Nội sáng tạo, tỏa sáng và hội nhập
Huế luôn xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững
Huế luôn xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững

Giữ gìn và phát triển bền vững

Trải qua gần 400 năm từ thời Chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn, là kinh đô cuối cùng, hiện nay Huế còn lưu giữ khá phong phú những giá trị văn hóa nghệ thuật cung đình Việt Nam. Phần lớn di sản văn hóa cung đình là những chuẩn mực về kiến trúc, các loại hình diễn xướng, ẩm thực, sinh hoạt hậu cung của triều đình...hầu như chỉ còn ở Huế.

Đặc biệt, văn hóa cung đình Huế tồn tại không che lấp hay thủ tiêu các giá trị văn hóa dân gian. Nét nổi bật của Huế là văn hóa cung đình hòa quyện với văn hóa dân gian của xứ kinh kỳ; đồng thời, có tích hợp, dung hòa các yếu tố khác biệt để sáng tạo, kết tinh thành những giá trị mang bản sắc văn hóa Huế, từng bước hình thành hệ thống di sản văn hóa Huế. Quá trình giao lưu, dung hợp, sáng tạo của văn hóa Huế trải qua một chặng đường hơn 700 năm và tiếp tục phát triển không ngừng.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách trong nước và quốc tế
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách trong nước và quốc tế

Với nền tảng vốn quý đó, những năm qua, Huế luôn ý thức sâu sắc trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa; luôn xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững.

Thành phố đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng tiêu biểu; trùng tu các công trình tại Đại Nội như: Ngọ Môn, cung Trường Sanh, cung Diên Thọ, điện Thái Hòa, điện Kiến Trung; các điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế; Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan và làng Dương Nỗ, Di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu…

Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố Huế đã di chuyển các nhà máy, xí nghiệp, công sở ra khỏi khu vực Kinh thành; di dời dân cư sinh sống trên Thượng thành và tái định cư dân vạn đò sông Hương để bảo đảm tính nguyên vẹn của di sản. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ du lịch.

Thành phố Huế đã tổ chức thành công các kỳ Festival Huế với quy mô quốc tế, góp phần nâng cao vị trí về chính trị, văn hóa và du lịch, thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế ở khu vực và quốc tế, quần thể di tích Cố đô Huế được khai thác ngày càng hiệu quả.

Những năm gần đây, Huế phát động và đẩy mạnh việc phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và nữ) gắn với triển khai Đề án “Huế - Kinh đô áo dài”
Những năm gần đây, Huế phát động và đẩy mạnh việc phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và nữ) gắn với triển khai Đề án “Huế - Kinh đô áo dài”
Cố đô Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình
Cố đô Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình

Đồng thời, thành phố đang tập trung xây dựng Huế thành Kinh đô Ẩm thực, Kinh đô áo dài Việt Nam; nâng cao chất lượng dịch vụ ca Huế; triển khai thực hiện đề án Festival bốn mùa. Đồng thời, phát huy giá trị phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống…

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế cho biết, Cố đô Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình, với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.

Đặc biệt, công tác bảo tồn luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt là vừa bảo vệ tổng thể di tích gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, vừa bảo vệ di sản văn hóa vật chất đi đôi với phát huy giá trị văn hóa tinh thần đã góp phần hồi sinh di sản Huế.

Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững

Văn hóa và con người xứ Huế là một thể thống nhất, trong đó con người là yếu tố then chốt tạo nên bản sắc văn hóa Huế. Trong đời sống gia đình, văn hóa Huế luôn đề cao lễ nghĩa và truyền thống của gia tộc, nề nếp gia phong. Vì vậy, người Huế luôn trọng lễ nghĩa, phát huy những giá trị truyền thống gia đình.

Nét nổi bật của Huế là văn hóa cung đình hòa quyện với văn hóa dân gian của xứ kinh kỳ
Nét nổi bật của Huế là văn hóa cung đình hòa quyện với văn hóa dân gian của xứ kinh kỳ

Điểm dễ nhận thấy của người Huế là xu hướng sống nội tâm, coi trọng văn hóa, hiếu học; sống khoan dung, hòa thuận; mẫu mực, nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên. Ứng xử của người Huế thường có sự dung hợp giữa các yếu tố tưởng như đối lập nhưng lại tồn tại một cách tự nhiên trong lối sống Huế. Tất cả đã tạo nên cốt cách con người, văn hóa Huế đặc trưng, phát triển trong sự hài hòa với thiên nhiên.

Chính phủ Việt Nam và chính quyền thành phố Huế đã thực hiện nghiêm túc những cam kết với UNESCO trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vì mục tiêu gìn giữ di sản bền vững cho thế hệ mai sau. Những cam kết này đã được cụ thể hóa bằng các biện pháp triển khai thực hiện trong thực tiễn, đáp ứng mục tiêu phát triển chung của địa phương, quốc gia và khu vực, hướng tới gìn giữ và bảo tồn bền vững di sản cho thế hệ mai sau.

Văn hóa và con người xứ Huế là một thể thống nhất, trong đó con người là yếu tố then chốt tạo nên bản sắc văn hóa Huế
Văn hóa và con người xứ Huế là một thể thống nhất, trong đó con người là yếu tố then chốt tạo nên bản sắc văn hóa Huế

Tại chương trình kỷ niệm 2 di sản được UNESCO vinh danh năm 2023, ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO đánh giá cao việc Cố đô Huế đã chuyển mình từ một kho báu di sản bị tàn phá, trở thành biểu tượng nổi bật của bảo tồn di sản và hợp tác quốc tế, là bài học điển hình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho các khu di sản thế giới khác tại Việt Nam và trong khu vực. Điều này giúp lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa Huế và nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của đơn vị quản lý di sản cũng như của Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình nêu rõ, xác định văn hóa và con người xứ Huế là nguồn sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thời gian tới, Huế sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ, toàn diện những quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, kiên trì mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, con người.

Trong chặng đường trước mắt cũng như tương lai lâu dài, di sản văn hóa Huế chắc chắn vẫn sẽ là nền tảng, là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của Cố đô Huế. Tiếp tục tập trung khai thác tốt, phù hợp và có hiệu quả các di sản thông qua sự phối hợp chung tay tham gia của các cấp chính quyền, đơn vị quản lý và toàn thể cộng đồng, góp phần xây dựng Huế theo hướng “Di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, xây dựng thương hiệu du lịch mới: “Cố đô Huế - một điểm đến 5 di sản - Quê hương hạnh phúc”.

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Xem thêm