Tag
Hà Nội

Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là "điểm sáng" của CCHC

Chuyển đổi số 06/04/2025 18:20
aa
TTTĐ - Hà Nội xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục là "điểm sáng" của cải cách hành chính. Các ứng dụng, cơ sở dữ liệu phát triển mạnh, dữ liệu thường xuyên được cập nhật, kết nối chia sẻ liên thông, phục vụ ngày càng hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND các cấp ở địa phương.
Tinh gọn bộ máy: Động lực thúc đẩy chính quyền số
Số hóa dữ liệu thủ tục hành chính cho người dân đến thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
Số hóa dữ liệu thủ tục hành chính cho người dân đến thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra sáng 6/4, Bộ Nội vụ đã công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024). Theo đó, năm 2024, Hà Nội đứng thứ ba cả nước về chỉ số PAR Index.

Năm 2024 là năm thứ 13, Bộ Nội vụ triển khai đánh giá, xác định Chỉ số CCHC của các tỉnh. Bộ Nội vụ đã phê duyệt Bộ tiêu chí đánh giá mới nhằm sửa đổi, bổ sung, cập nhật các tiêu chí và phương pháp đánh giá cho phù hợp với thực tiễn và góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP.

Theo đó, Chỉ số CCHC cấp tỉnh bao gồm 8 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần; tổng điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó, 68 điểm đánh giá kết quả CCHC và thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, 32 điểm đánh giá tác động của CCHC thông qua điều tra xã hội học.

Các tiêu chí được đánh giá dựa trên phương pháp định lượng kết hợp với định tính, có sự tham gia thẩm định của các cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai từng nội dung CCHC.

Việc đánh giá đa chiều là sự kết hợp đánh giá (bên trong) của các cơ quan hành chính nhà nước và sự tham gia đánh giá (bên ngoài) của người dân, tổ chức đối với kết quả CCHC hằng năm của các tỉnh, thành phố.

Quy trình rà soát, thẩm định, đánh giá đều thực hiện qua phần mềm quản lý chấm điểm của Bộ Nội vụ.

Việc thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua phần mềm; phiếu khảo sát điện tử được gửi trực tiếp đến địa chỉ hòm thư của từng người được hỏi, giúp cho công tác khảo sát nhanh chóng, thuận tiện, khách quan, minh bạch, kết quả trả lời được tổng hợp, tính điểm theo thời gian thực.

Để xác định Chỉ số CCHC năm 2024, Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát hơn 85.600 phiếu, trong đó, có 36.525 phiếu của người dân để đo lường mức độ hài lòng nêu trên; 49.159 phiếu điện tử khảo sát nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, lãnh đạo quản lý tại các bộ, địa phương, hội, hiệp hội.

Chỉ số CCHC năm 2024 của các tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực, với giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay, đạt 88,37%, cao hơn 1,39% so với năm 2023. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp có 63/63 địa phương đều đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%.

Theo thống kê, 53/63 địa phương có Chỉ số CCHC tăng so với năm 2023, tăng cao nhất là Bình Thuận (+6,39%), tăng thấp nhất là Lai Châu (+0,19%). Tuy nhiên, vẫn còn 9 địa phương có chỉ số giảm, nhưng mức giảm không đáng kể, tỉnh giảm nhiều nhất là 2,94% và tỉnh giảm ít nhất là 0,21%.

Theo đánh giá, thành phố Hải Phòng đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2024 với kết quả đạt 96,17%, cao hơn 4,30% và tăng 1 bậc xếp hạng so với năm 2023. Xếp vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với kết quả đạt 93,35%, tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2023.

Một số địa phương khác cũng thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác CCHC, như: Hà Nội, xếp thứ 3/63, đạt 92,75%; Quảng Ninh xếp thứ 4/63, đạt 91,49%; Thái Nguyên, xếp thứ 5/63, đạt 91,47%.

Đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2024 là tỉnh Cao Bằng, đạt 82,95%, mặc dù vậy, kết quả này vẫn cao hơn 1,63% so với đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2023.

Về chỉ số thành phần, năm 2024, có 6/8 chỉ số thành phần tăng điểm; tăng cao nhất là Chỉ số thành phần “Tác động của CCHC đến người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương” (+3,79%). Có 2/8 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2023 đó là các Chỉ số thành phần: “Cải cách tài chính công” (-0,02%) và “Cải cách thể chế” (-1,60%).

Xếp thứ 2 là Chỉ số thành phần “Cải cách TTHC”, giá trị trung bình đạt 96,79%, cao hơn 2,38% so với năm 2023 (đạt 94,41%); 43 địa phương tăng điểm so với năm 2023; có 16 địa phương đạt tỷ lệ điểm đánh giá tối đa (100%). Địa phương đứng cuối bảng xếp hạng là Bạc Liêu, chỉ đạt 86,38%...

Nhìn chung, năm 2024, kết quả đánh giá nhiều tiêu chí cho thấy sự chuyển biến rõ nét so với năm 2023, phương pháp chỉ đạo, điều hành CCHC có nhiều sáng tạo, đổi mới tích cực. Các hoạt động chỉ đạo, điều hành CCHC ngày càng có những chuyển biến tích cực cả về tư duy, hành động và hiệu quả đạt được trong thực tiễn...

Cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt, nhiều mô hình mới được triển khai thí điểm, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và Đề án 06 đã mang lại nhiều hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp...

Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục là điểm sáng của cải cách, khung pháp lý tiếp tục được hoàn thiện; các ứng dụng, cơ sở dữ liệu phát triển mạnh, dữ liệu thường xuyên được cập nhật, kết nối chia sẻ liên thông, phục vụ ngày càng hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND các cấp ở địa phương.

Đọc thêm

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp Chuyển đổi số

Hà Nội: Tiếp nhận nhiều ứng dụng công nghệ số từ doanh nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP Hà Nội vừa tiếp nhận một số sản phẩm công nghệ ứng dụng chuyển đổi số từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm phục vụ cho công tác cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Chuyển đổi số

Tập trung kiểm tra công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số năm 2025 của thành phố Hà Nội.
Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tăng cường hợp tác, đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ phối hợp công tác giữa 2 cơ quan trong năm 2025 và thời gian tiếp theo.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Xem thêm