Phụ nữ Hàn Quốc muốn thoát khỏi vẻ đẹp hoàn hảo
![]() |
Quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ xuất hiện nhan nhản tại Hàn Quốc. Ảnh: Getty Images
Bài liên quan
Châu Á - “sân chơi” của các băng đảng ma túy
Thanh niên Nhật thuê xe… để ngủ
Người dân Mỹ vật lộn với nắng nóng
Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu
Philippines “đau đầu” với xử lý rác thải
Học cách vứt rác như người Nhật Bản
Rơi nước mắt với bộ ảnh “sự trái ngược đáng sợ giữa chiến tranh và hòa bình”
Áp lực phải xinh đẹp
“Nếu ra ngoài mà không trang điểm, tôi sẽ mất tự tin. Tôi cảm thấy xấu hổ khi có ai đó nhìn mình. Tôi ghét khuôn mặt của mình. Ngay cả khi chỉ ra ngoài trong một giờ, tôi vẫn trang điểm kỹ càng”, cô gái 21 tuổi bộc bạch.
Bae được biết đến nhiều hơn với cái tên Lina Bae, một YouTuber nổi tiếng. Cô chuyên hướng dẫn, tư vấn làm đẹp cho các cô gái. Khi bình luận về video của cô, những người hâm mộ trẻ tuổi thường bày tỏ rằng, họ cảm thấy “xấu hổ khi ra ngoài với khuôn mặt mộc”. Đặc biệt, Bae đã rất sốc khi thấy những bé gái ở độ tuổi 13 lo lắng về ngoại hình của bản thân. Các ý kiến bình luận khiến cô đặt câu hỏi về trách nhiệm xã hội của mình.
Bae quyết định thay đổi bản thân và suy nghĩ của mọi người bằng cách đăng một video có tiêu đề “Tôi không xinh đẹp”. Trong đó, cô xóa bỏ lớp trang điểm dày hàng ngày. Đồng thời, cô cũng chia sẻ những bình luận không mấy thiện cảm nhận được trong quá khứ, chẳng hạn như: “Nếu có khuôn mặt của cô ấy, tôi sẽ tự sát”. Ở đoạn cuối video, Bae mỉm cười và nói với các cô gái: “Không trang điểm cũng không sao, chỉ cần là chính mình. Tôi đăng đoạn video này vì muốn nhiều phụ nữ thoát khỏi nỗi ám ảnh về một vẻ đẹp hoàn hảo. Bạn không cần phải thay đổi bản thân vì cách người khác nhìn bạn”.
Bae là một trong số nhiều phụ nữ đang thách thức quan niệm cái đẹp ở xứ sở Kim chi. Phụ nữ Hàn Quốc vốn nổi tiếng với vẻ đẹp không tì vết, đòi hỏi sự hoàn hảo từ khuôn mặt đến thân hình. Tuy nhiên, với làn sóng nữ quyền (escape the corset) ngày càng phát triển, nhiều cô gái xứ sở Kim chi đã vùng lên để thoát khỏi sức ép quá lớn của xã hội về việc phải đẹp.
“Về cơ bản, bạn có thể coi phong trào này như một thách thức đối với xã hội do nam giới thống trị. Nó từ chối sự nữ tính được tiêu chuẩn hóa và vẻ đẹp truyền thống”, Lee Na-young, giáo sư xã hội học tại Đại học Chung Ang ở Seoul, nhận định.
Thay đổi chuẩn mực vẻ đẹp
Làm đẹp là một trong những nghành công nghiệp phát triển của Hàn Quốc. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Mintel năm 2017, đất nước này nằm trong số 10 thị trường làm đẹp lớn nhất thế giới với giá trị khoảng 13 tỷ USD.
Từ lâu, Hàn Quốc cũng được biết đến là “kinh đô phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới”. Theo ước tính của Viện Chính sách thanh niên quốc gia Hàn Quốc, khoảng 22% phụ nữ nước này từng can thiệp dao kéo để trở nên đẹp hơn. Khoảng một nửa trong số đó cho biết, họ làm như vậy “bởi vì ngoại hình rất quan trọng trong cuộc sống”. Theo giáo sư Lee: “Phụ nữ đang đầu tư thời gian, công sức, năng lượng và tiền bạc để trông đẹp hơn trước đàn ông”.
Năm 2018, trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Hàn Quốc xếp thứ 115 trên tổng số 149 quốc gia về bình đẳng giới. Quốc gia này cũng có mức độ chênh lệch giới tính cao nhất trong các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)… Chỉ có 3% giám đốc điều hành trong 500 công ty hàng đầu và 17% thành viên Quốc hội là phụ nữ, theo Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc. Ngay cả Tổng thống Moon Jae-in cũng phải thừa nhận rằng khoảng cách giới tính là “thực tế đáng xấu hổ của chúng tôi”.
Trong một xã hội tư tưởng gia trưởng vẫn còn ăn sâu vào đại đa số người dân, phụ nữ có thể phải gánh chịu hậu quả nếu không tuân thủ tiêu chuẩn sắc đẹp do nam giới đặt ra. Vào tháng 11/2018, chi nhánh của cửa hàng cà phê nhượng quyền Yogerpresso đã sa thải một nhân viên nữ ngay ngày đầu tiên đi làm. Lý do chỉ vì cô ấy xuất hiện với mái tóc ngắn và không trang điểm. Sau đó, công ty đã phải đứng ra xin lỗi và bồi thường cho cô gái.
Mặc dù phong trào nữ quyền ở Hàn Quốc vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại nhưng nhận thức về nó đã tăng lên theo chiều hướng tích cực.
Vào tháng 11/2018, Kyobo, chuỗi cửa hàng sách lớn nhất Hàn Quốc, cho biết doanh số tiêu thụ sách liên quan đến nữ quyền đã tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Nữ sinh Oh Min-ji cho rằng giờ đây mọi người đã cẩn trọng hơn khi nhận xét về ngoại hình của người khác. “Trước khi phong trào trở nên phổ biến, mọi người không ngần ngại nói bạn thật xinh đẹp. Họ nghĩ đó là một lời khen. Tuy nhiên, bây giờ mọi người bắt đầu nhận ra không phải vậy, bởi đó chính là điều giới hạn phụ nữ trong các tiêu chuẩn khắt khe của mình”, Oh nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt "có một không hai" Việt Nam - Lào

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị trường tồn của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
