Tag
Hà Nội

Quận Đống Đa tăng cường công tác quản lý tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Người Hà Nội 01/04/2023 10:44
aa
TTTĐ - Vừa qua, UBND quận Đống Đa đã có văn bản số 494/UBND-VHTT về tăng cường quản lý, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận.
Đưa di sản văn hóa phi vật thể thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện đúng quy định về tu bổ di tích

Hoạt động này nhằm tiếp tục thực hiện và triển khai hiệu quả các quy định, tránh tình trạng sai phạm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận.

Theo đó, UBND quận yêu cầu các đơn vị, các phòng, ban và các phường trên địa bàn quận cần thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích đảm bảo đúng các nội dung sau:

Đối với các đơn vị được giao Chủ đầu tư các dự án tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận cần nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật cũng như Nghị định của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh…

Quận cũng thành lập hội đồng đánh giá di tích và ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng, thực hiện các quy định về tu bổ di tích tại Thông tư số 15/2019/TTBVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Đền Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội)
Đền Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội)

Đối với công trình kiến trúc gỗ, Đống Đa đảm bảo giữ gìn tối đa các cấu kiện gỗ cổ, gỗ cũ có khả năng tái sử dụng, các bức chạm khắc có giá trị về mỹ thuật, đảm bảo tính kế thừa; Ưu tiên sử dụng các biện pháp thi công, giải pháp kỹ thuật truyền thống trong quá trình hạ giải, tu bổ, lắp dựng; Bảo vệ an toàn hiện vật, di vật, cổ vật, đồ thờ và cảnh quan di tích trong suốt quá trình thi công; Triệt để sử dụng biện pháp chắp - nối - vá đối với các cấu kiện hư hỏng một phần; Chỉ thay thế cấu kiện gỗ cũ, gỗ cổ đã hư hỏng hoàn toàn khi có sự đồng ý của Hội đồng đánh giá di tích.

Các đơn vị là Chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về thực hiện đúng quy định về tu bổ di tích theo nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sai phạm, tu bổ sai phép tại các dự án di tích dưới bất kỳ hình thức nào.

Các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền rộng rãi và công khai nội dung dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt theo quy định nhằm tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; Rà soát, lựa chọn đơn vị đủ điều kiện hành nghề thiết kế tu bổ di tích, tư vấn giám sát, thi công tu bổ di tích; Đảm bảo hoạt động tu bổ tôn tạo di tích đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.

Đồng thời, quận Đống Đa cũng tăng cường phát huy vai trò giám sát cộng đồng, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, tránh để xảy ra sai phạm, sai phép mới xử lý.

Quận quán triệt quá trình lập dự án, các đơn vị chức năng cần khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quá trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; Đánh giá tình trạng kỹ thuật, tình trạng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật về xây dựng, đáp ứng đúng quy mô, mục tiêu đầu tư.

Trong trường hợp sự cố, sự vụ liên quan đến việc làm hư hỏng, mai một yếu tố gốc, ảnh hưởng hoặc xâm hại giá trị di tích thì đơn vị thực hiện cần báo cáo ngay với UBND quận để có biện pháp chỉ đạo, khắc phục, xử lý kịp thời.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước

Đối với các phòng ban, đơn vị liên quan thuộc quận cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo chỉ đạo của HĐND - UBND thành phố tại Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích; Tránh tình trạng sai phạm, khắc phục những tồn tại hạn chế trong hồ sơ thiết kế các dự án tu bổ, tôn tạo di tích.

Các đơn vị chức năng hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, thủ tục triển khai các dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích theo nội dung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa (di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia), Sở Văn hóa và Thể thao (di tích xếp hạng cấp thành phố, di tích chưa xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê) thẩm định chuyên ngành của cấp xếp hạng.

Trong quá trình triển khai dự án tu bổ di tích các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động tham mưu UBND quận bố trí kế hoạch vốn, phê duyệt hồ sơ quyết toán; Thực hiện rà soát, đề xuất chủ trương đầu tư triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích (đối với các di tích chưa nằm trong kế hoạch đầu tư công).

Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội)
Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội)

Quận chỉ đạo trong quá trình triển khai dự án cần điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công phải thực hiện theo đúng quy trình sau: Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được điều chỉnh, bổ sung khi có phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích. Việc điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.

Các đơn vị chức năng chỉ được phép tiếp tục thi công khi hồ sơ điều chỉnh, bổ Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đơn vị chức năng chủ động kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện hoạt động tu bổ di tích, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, kiên quyết xử lý vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích.

UBND quận Đống Đa cũng yêu cầu các phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành các quy định hiện hành của nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường tại các di tích trên địa bàn phường.

Đồng thời, UBND các phường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn thuộc thành phố, quận thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo trên địa bàn quản lý theo đúng nội dung hồ sơ dự án đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, các văn bản quy phạm Pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật và quy định của thành phố liên quan.

Các phường cũng tăng cường kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thi công, thanh quyết toán, không được để xảy ra tình trạng sai phạm tu bổ tôn tạo sai phép; Chỉ đạo, đôn đốc Ban giám sát cộng đồng quản lý, giám sát chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công không được tự ý “bỏ cũ thay mới”, thay đổi tỉ lệ, kích thước, biến đổi hiện trạng di tích; Không đảm bảo chất lượng công trình; không đúng, sai mục tiêu, sai quy mô đầu tư của dự án.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm