Quảng Nam: Rộn ràng khai mạc liên hoan “Âm vang cồng chiêng”
Quảng Nam: Liên hoan Âm vang cồng chiêng lần thứ VI |
![]() |
Liên hoan "Âm vang cồng chiêng" huyện Nam Giang lần thứ VI được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương |
Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc được tổ chức hai năm một lần nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương, đồng thời giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện Nam Giang.
Lễ khai mạc ;iên hoan "Âm vang cồng chiêng" huyện Nam Giang lần thứ VI đã thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu, lãnh đạo các cấp, cùng 800 nghệ nhân và diễn viên quần chúng đến từ 12 xã, thị trấn trên toàn huyện.
![]() |
Ông A Viết Sơn - Chủ tịch UBND huyện Nam Giang phát biểu khai mạc liên hoan |
Phát biểu tại khai mạc, ông A Viết Sơn - Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: Liên hoan "Âm vang cồng chiêng" được tiếp tục tổ chức nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc huyện Nam Giang; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, khơi dậy khát vọng, niềm tin, tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ông A Viết Sơn cũng bày tỏ mong muốn, thông qua liên hoan "Âm vang cồng chiêng" có thể giới thiệu đến bạn bè trên mọi miền đất nước và cả nước ngoài về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, du lịch của Nam Giang trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
Điểm nhấn đặc biệt tại lễ khai mạc là sự ra mắt biểu trưng mới của UBND huyện Nam Giang. Biểu trưng thể hiện sự đổi mới và phát triển của địa phương.
Liên hoan "Âm vang cồng chiêng" lần thứ VI diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như, thi Ẩm thực truyền thống, trưng bày hiện vật lịch sử, văn hóa, các sản phẩm đặc trưng của các địa phương và trình diễn nhạc cụ truyền thống, nghề thủ công truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm, điêu khắc).
![]() |
Người Tà Riềng được tái hiện Lễ cúng lúa mới trên sân khấu lễ khai mạc |
Ngoài ra, các đơn vị cấp xã sẽ thi trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc; thi trình diễn nghệ thuật cồng chiêng - đinh tút; trình diễn trích đoạn các nghi thức như, lễ cúng đất lập làng và lễ cưới truyền thống của đồng bào Cơ Tu, lễ mừng lúa mới của đồng bào Tà Riềng và lễ cưới truyền thống của đồng bào Ve.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hải Phòng đón hơn 780 nghìn lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ

Du khách "mãn nhãn" với giải diều nghệ thuật tại thành phố Vũng Tàu

Xây dựng Côn Đảo thành "thiên đường du lịch" khám phá, trải nghiệm lịch sử, tâm linh, sinh thái biển đặc sắc

Yên Bái hướng đến phát triển du lịch bền vững

Sắp hết lễ, biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người tắm

Quảng Ninh thu trên 1.300 tỷ đồng từ du lịch trong 2 ngày nghỉ lễ

Sa Pa ước đón 150.000 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4

Hàng nghìn du khách đổ về tham quan suối cá thần Thanh Hóa

Nhiều chương trình thể dục thể thao biển đặc sắc chào đón du khách
