Tag

Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Kinh tế 09/04/2025 17:00
aa
TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách Trường Trung cấp Hồng Hà tuyển sinh nhiều ngành công nghệ Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, khai mạc vào ngày 5/5 và dự kiến bế mạc vào sáng 28/6.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 9, ngoài việc xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến công tác tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Sáng 9/4, tại Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank cho biết, Ngân hàng Hợp tác xã là ngân hàng đầu mối của gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước, chăm sóc hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, phát triển ổn định theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho gần 2 triệu thành viên trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu là địa bàn nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa, trong đó có các đối tượng yếu thế nhằm tương trợ cộng đồng, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, hạn chế nạn tín dụng đen, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, trải qua 30 năm phát triển và 25 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 57, đến nay về cơ bản, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động ổn định, lành mạnh. Tuy bên cạnh đó vẫn có một số Quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn vừa qua rời xa tôn chỉ, mục đích dẫn đến những vi phạm, tồn tại trong hoạt động, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn và an toàn của hệ thống.

Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank

Ngân hàng Nhà nước cùng Ngân hàng Hợp tác xã và các đơn vị liên quan đã dành nhiều thời gian và nguồn lực tham gia tái cơ cấu, xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định, an toàn hệ thống.

Hệ lụy mà các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém để lại vẫn còn rất lớn, các khoản cho vay hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Hợp tác xã đến nay vẫn chưa thể thu hồi được hết, có nguy cơ mất vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ an toàn của Ngân hàng Hợp tác xã.

Nhưng với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Hợp tác xã, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng hoạt động và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với Ngân hàng Hợp tác xã trong giai đoạn từ 2015-2024.

Trong thời gian tới, trọng trách và nhiệm vụ của Ngân hàng Hợp tác xã đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân là rất lớn và nặng nề, trong khi năng lực tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã còn rất hạn chế, mức vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã xấp xỉ mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, chưa bằng 1/15 so với các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và chỉ bằng 38,5% vốn điều lệ và 1,5% tổng tài sản của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết, xuất phát từ thực trạng và yêu cầu đặt ra, có thể thấy việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã, thực hiện tốt sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Quốc hội sẽ xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã tại kỳ họp thứ 9

Trong khi đó, việc tăng vốn điều lệ Ngân hàng Hợp tác xã từ vốn góp của các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp nhiều khó khăn về thủ tục cũng như ảnh hưởng tới năng lực tài chính của các Quỹ tín dụng nhân dân. Mức tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn góp này không đáng kể và không thể đáp ứng được nhu cầu vốn của Ngân hàng Hợp tác xã.

Hiện nay, Ngân hàng Hợp tác xã có 1.180 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên, sau 30 năm, tổng vốn góp tư cách thành viên và vốn góp thường niên của các Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Hợp tác xã là hơn 25,6 tỷ đồng. Ngoài ra, do đặc thù về mô hình, mục tiêu hoạt động, việc tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của các tổ chức tín dụng, các pháp nhân khác không thực hiện được.

Thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã đã liên tục đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân qua việc đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ hiệu quả hơn cho các Quỹ tín dụng nhân dân, qua đó tạo nền tảng vững chắc giúp các Quỹ tín dụng nhân dân tiếp cận với dịch vụ tài chính hiện đại; không ngừng mở rộng quy mô vốn và phát triển mạng lưới hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả.

Nhằm xây dựng và phát triển Ngân hàng Hợp tác xã là hạt nhân đóng vai trò “Ngân hàng đầu mối của các Quỹ tín dụng nhân dân”, hướng tới trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khu vực kinh tế tập thể và hợp tác xã, ngân hàng xác định rõ nét hơn vai trò đầu mối, liên kết và hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân thông qua việc cung cấp các sản phẩm tài chính cộng đồng phù hợp với nhu cầu thực tiễn, giúp các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả; Hỗ trợ tài chính cho các thành viên Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa - nơi người dân còn hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng; đẩy mạnh việc hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bằng các sản phẩm tài chính chuyên biệt, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững; Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho các đối tượng yếu thế, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, chuyển đổi số trong ngành ngân hàng đang diễn ra hết sức nhanh, mạnh mẽ, những thay đổi này đòi hỏi Ngân hàng Hợp tác xã cần phải được nâng cao năng lực tài chính, phát triển mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của thành viên, khách hàng trong giai đoạn mới.

Đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động, thực hiện tốt sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ được giao trong công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và đảm bảo cho các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững.

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, đến nay năng lực tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng cũng như nhu cầu hỗ trợ của các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên. Do đó, nếu không tăng năng lực tài chính, Ngân hàng Hợp tác xã sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện vai trò điều hòa, cân đối vốn cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và khả năng chăm sóc, hỗ trợ có hiệu quả cho các Quỹ tín dụng nhân dân về nghiệp vụ, vốn và tài chính.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Ngân hàng Hợp tác xã được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc tái cơ cấu và hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân, đưa Ngân hàng Hợp tác xã trở thành công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước trong giám sát và định hướng hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, hằng ngày, chi phí lớn, không sinh lời; nếu nguồn lực tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã không đủ mạnh thì không thể thực hiện được những nhiệm vụ này.

Trước sự phát triển mở rộng về quy mô, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã đối diện với nhiều áp lực về nguồn vốn và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển công nghệ 4.0, đáp ứng nhu cầu của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên và khách hàng.

Với vai trò đầu mối hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã không chỉ đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho bản thân Ngân hàng Hợp tác xã mà còn phải đảm bảo an toàn cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Các hoạt động cho vay hỗ trợ đối với Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, được kiểm soát đặc biệt là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng Hợp tác xã, tuy nhiên trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân có dấu hiệu mất an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ an toàn của Ngân hàng Hợp tác xã.

Theo ông Cường, để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, Ngân hàng Hợp tác xã đã xây dựng phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 tầm nhìn đến năm 2030 báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt chủ trương hỗ trợ vốn Nhà nước để bổ sung vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng.

Được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan, đặc biệt là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các vụ, cục chức năng Ngân hàng Nhà nước, đến nay, Ngân hàng Hợp tác xã đã hoàn thiện hồ sơ phương án tăng vốn để báo cáo, trình Chính phủ, Quốc hội xem xét phê duyệt.

Đây sẽ là tiền đề để Ngân hàng Hợp tác xã thực hiện thành công các mục tiêu giải pháp tại phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo, đặc biệt xây dựng và phát triển ngân hàng có đủ năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững để thực hiện tốt vai trò là ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế tập thể là hợp tác xã khác trên phạm vi toàn quốc góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tễ - xã hội Hà Nội cho biết,

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát huy vai trò là ngân hàng đầu mối phục vụ gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân với tổng tài sản là 181.734 tỷ đồng, vốn điều lệ 6.995 tỷ đồng; hoạt động trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố với hơn 1,7 triệu thành viên

Trong thời gian tới, Ngân hàng Ngân hàng Hợp tác xã đứng trước yêu cầu tiếp tục hoàn thiện mô hình, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kiểm tra và giám sát hoạt động để phát triển mạnh về quy mô, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, phát triển công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; thực hiện hiệu quả hơn chức năng điều hòa vốn; hỗ trợ có hiệu quả cho các Quỹ tín dụng nhân dân về chuyên môn nghiệp vụ.

Cùng với đó là đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn của các Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là hỗ trợ khả năng thanh khoản; xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức đầu mối như là một Trung tâm thanh toán của các Quỹ tín dụng nhân dân; giúp các Quỹ tín dụng nhân dân lựa chọn những người có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, đáp ứng đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về nhân sự thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, để phát triển các tổ chức tín dụng là hợp tác xã và tăng năng lực tiếp cận tín dụng cho nông dân ở Việt Nam cần tiếp tục duy trì cơ cấu 2 tầng trong mô hình tổ chức như hiện nay, gồm các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Ngân hàng Hợp tác xã; đề cao vai trò Ngân hàng Hợp tác xã với tư cách đại diện và người hỗ trợ trực tiếp, cao nhất và chủ yếu cho các Quỹ tín dụng nhân dân; thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kế toán, tài chính, thực hiện kiểm toán định kỳ cho các Quỹ tín dụng nhân dân, giúp tăng sự minh bạch, phát triển lành mạnh trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân và tạo điều kiện để các hợp tác xã có thể tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại.

Đặc biệt, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, nổi bật là coi trọng hoàn thiện hệ thống các luật định liên quan tạo khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã; giúp người dân địa phương nhận thức được về tiềm năng của chính họ và tài nguyên của địa phương họ và ưu tiên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã góp phần thực hiện đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với tín dụng nông nghiệp, như nâng định mức cho vay không có tài sản bảo đảm; xử lý nợ đặc thù trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị; sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Đọc thêm

GITEX mở rộng đến Việt Nam, khơi dậy tiềm năng nền kinh tế số quốc gia trị giá 200 tỷ USD Kinh tế

GITEX mở rộng đến Việt Nam, khơi dậy tiềm năng nền kinh tế số quốc gia trị giá 200 tỷ USD

TTTĐ - GITEX - thương hiệu triển lãm công nghệ lớn nhất và được đánh giá cao nhất thế giới - chính thức thông báo sẽ mở rộng sang thị trường Việt Nam, hứa hẹn đưa hệ sinh thái công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam bước vào kỷ nguyên hợp tác và đổi mới toàn cầu mới đầy sôi động.
Quảng Ninh bứt tốc từ quý I, sẵn sàng kịch bản tăng trưởng 2025 Kinh tế

Quảng Ninh bứt tốc từ quý I, sẵn sàng kịch bản tăng trưởng 2025

TTTĐ - Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14% trở lên. Để đạt được mục tiêu đó, Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch thực hiện chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 cụ thể theo từng quý. Kết thúc quý I/2025, GRDP của Quảng Ninh tăng 10,91%, cao hơn 0,41% so với kịch bản, đây là bước đà để Quảng Ninh đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong quý II/2025 lên 12,14%.
Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông Doanh nghiệp

Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông

TTTĐ - Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 - 30/4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Trong chuỗi hoạt động đó, Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP Hồ Chí Minh, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động Kinh tế

Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động

TTTĐ - Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cùng các cấp công đoàn đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để ôn lại chặng đường hào hùng, đấu tranh vì độc lâp - tự do - hạnh phúc và phấn đấu xây dựng, kiến thiết đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trên hành trình ấy, không ít doanh nghiệp đã đồng hành mở ra chương mới cho sự phát triển đầy tự hào và vinh quang của dân tộc. Trong đó, SABECO, chính là một thương hiệu mạnh gắn bó với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam như một phần máu thịt.
Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4 Thị trường - Tài chính

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hòa cùng không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá khuyến mại lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm mà không phải băn khoăn về giá.
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025 Kinh tế

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

TTTĐ - Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng, khẳng định năng lực quản trị và khả năng thích ứng với biến động thị trường của một trong những doanh nghiệp đầu tàu ngành lọc hóa dầu Việt Nam.
Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán Kinh tế

Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero Nhịp sống phương Nam

PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero

TTTĐ - PVCFC ra mắt báo cáo phát triển bền vững 2024 đây được đánh giá là bước tiến đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero.
Xem thêm