Quốc hội thảo luận việc siết người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm
Cử tri bức xúc vì sữa giả, thuốc giả, quảng cáo sai sự thật Hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên toàn quốc |
Theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, sáng nay 10/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quảng cáo.
Được biết, một trong những nội dung được quan tâm là quy định về trách nhiệm với người quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
![]() |
Quang cảnh kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV |
Hồi đầu năm, trả lời cử tri về quy định quản lý về quảng cáo đối với người nổi tiếng, người có ảnh hưởng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, để quản lý có hiệu quả về nội dung, hình thức quảng cáo trên mạng xã hội, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đã đề xuất bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo và hoạt động chuyển tải sản phẩm quảng cáo của người có ảnh hưởng.
Trong đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo; trường hợp đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội thì phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm; thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo.
Theo ông Hùng, các quy định trên nhằm tăng cường ý thức cho người chuyển tải sản phẩm nói chung, trong đó đặc biệt là người có tầm ảnh hưởng trong việc quảng cáo khi thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến công chúng một cách trách nhiệm, trung thực và hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, ngày 4/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ có tờ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, đối với các hành vi nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật về chất lượng và công dụng của sản phẩm thì sẽ xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghị định số 72/2013/NĐCP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng 2 dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo...
Mặt khác, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý lĩnh vực, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3196/QĐBVHTTDL ngày 13/12/2021 về quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
Trong đó Điều 7 quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả quy định "không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức"; Điều 8 quy tắc ứng xử trên báo trí, truyền thông và không gian mạng quy định "không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân".
Ngay sau đó, UBND các tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao triển khai kịp thời, thường xuyên, liên tục và toàn diện quy tắc trên đến nhân dân, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, góp phần khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo quy trình thí điểm phối hợp, phát hiện, kiểm soát tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2025.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cô gái Nùng và ước mơ mở gara sửa chữa ô tô điện

Bình Định lên phương án xử lý tài sản công khi sắp xếp cấp huyện, xã

Công an Quảng Nam công bố quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ

Hà Nội: Thành lập mới 5 Công đoàn cơ sở tại khu công nghiệp

Quảng Nam: Hoàn trả 450 triệu đồng do chuyển nhầm tài khoản

100 gia đình công nhân, viên chức Thủ đô tiêu biểu sẽ được biểu dương

Quảng Nam quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cử tri Bình Thuận nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Nhiều lãnh đạo cấp phòng, Công an tỉnh Bình Thuận nghỉ hưu trước tuổi
