Tag

Quy định mới về dạy thêm hướng tới bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giáo dục 13/02/2025 12:40
aa
TTTĐ - Quy định mới về dạy thêm, học thêm sẽ được áp dụng từ ngày 14/2/2025 với nhiều điểm mới. Bên cạnh những băn khoăn, lo lắng từ phía phụ huynh, học sinh và cả giáo viên, thông tư nhận được nhiều phản hồi tích cực từ xã hội.
Hỗ trợ kinh phí để nhà trường ôn tập cho học sinh Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm Nhiều trường lên kế hoạch bổ trợ cho học sinh cuối cấp Những điểm mới nổi bật về dạy thêm, học thêm từ ngày 14/2

Thông tư 29 và những điểm cần làm rõ

Ngày 14/2/2025, Thông tư số 29/2024/TT-BGD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm sẽ được áp dụng toàn quốc với nhiều điểm mới. Thông tư nhận được sự phản hồi tích cực từ xã hội, tuy nhiên trước thời điểm chính thức thực hiện cũng có những lúng túng trong việc triển khai. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thông tin rõ thêm về nội dung này.

Học sinh Hà Nội trước thềm năm học mới 2024 - 2025
Học sinh Hà Nội trước thềm năm học mới 2024 - 2025 (Ảnh: Thanh Tùng)

Thông tư số 29/2024/TT-BGD&ĐT quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức học sinh.

Bộ GD&ĐT cũng giao các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh.

Như vậy về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã bảo đảm để học sinh được trang bị lượng kiến thức đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT hướng tới việc các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học, học sinh có thời gian, không gian tham gia vui chơi, hoạt động thể thao, mỹ thuật, âm nhạc…

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư mới quy định: Tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp…

Bộ chỉ cấm những vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Quy định mới nhằm bảo đảm quyền lợi học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm. Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài nhà trường là chính đáng và hoàn toàn tự nguyện.

Quy định mới về dạy thêm còn hướng tới việc bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo; ngăn ngừa các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng khiến không ít thầy, cô giáo tốt bị tổn thương.

Nội dung này đã được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao đổi rõ tại Hội nghị về đổi mới và phát triển giáo dục diễn ra chiều 6/2 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Trong vai trò cơ quan quản lý, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). Bộ không cấm dạy thêm, học thêm mà chỉ cấm những vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động này.

Quan điểm của Bộ là dạy thêm, học thêm không được ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình phổ thông chính khóa, tức không cắt xén, trùng lặp kiến thức. Ngoài ra, hoạt động này phải phù hợp với lợi ích của học sinh nên giáo viên và nhà trường không được ép buộc các em dưới mọi hình thức.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, trước kia việc dạy thêm diễn ra tràn lan, xã hội rất "kêu". Việc này ảnh hưởng tới hình ảnh người thầy.

"Những thầy cô dạy tốt cũng bị ảnh hưởng, vì mang tiếng dạy học trò mình, rồi ép buộc, đưa ra cách nọ cách kia. Rất tổn thương", Thứ trưởng nói và cho rằng những nhà giáo chân chính, có đủ năng lực, tâm huyết thì "không bao giờ có những hành vi ép buộc với học sinh mình để dạy học có thu tiền".

"Vì vậy, quy định một cách minh bạch như này chính là bảo vệ sự tôn nghiêm của ngành và của các thầy cô", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói.

Với các trường, Thứ trưởng lưu ý hoạt động dạy và học không gọi là dạy thêm mà là bổ trợ kiến thức. Quy định mới chỉ cho nhà trường dạy bổ trợ với ba nhóm: Chưa đạt chuẩn; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; cuối cấp, chuyển cấp.

Theo lãnh đạo Bộ, giáo viên đã nhận lương ngân sách, sử dụng cơ sở vật chất của Nhà nước thì không dạy có thu tiền của học sinh.

Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 14/2 song từ đầu tháng này, trường học nhiều nơi đồng loạt dừng dạy học vì không có kinh phí để dạy miễn phí. Về nội dung này, ngày 11/2, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND cấp tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông; trong đó nhấn mạnh nội dung: UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh.

Trong nội dung công văn nêu rõ, các địa phương tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của Chương trình GDPT 2018.

Theo ông Thưởng, việc đổi mới bao giờ cũng gặp khó khăn, nhất là quản lý dạy thêm, học thêm. Thông tư 29 là một trong các giải pháp để quản lý hoạt động này, song chưa đủ. Thời gian tới, Bộ sẽ áp dụng thêm các giải pháp khác, như nâng cao năng lực và phương pháp dạy học của giáo viên, từng bước xây dựng thói quen tự học của học sinh...

Đọc thêm

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên Giáo dục

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

TTTĐ - Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đến với Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đối với sự phát triển của nhà trường, đồng thời khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.
Xem thêm