Tag

Rét đậm, gia tăng bệnh nhân đột quỵ nhập viện

Tin Y tế 28/01/2024 18:36
aa
TTTĐ - Miền Bắc đang trong những ngày rét đậm rét hại, trời chuyển lạnh sâu đột ngột. Đây cũng thời điểm đột quỵ, tai biến gia tăng, đặc biệt ở người già, người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh nền...
Hai sản phụ bị đột quỵ được kịp thời cứu sống Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ say nắng, đột quỵ do nắng nóng gay gắt Cấp cứu thành công nhiều ca đột quỵ não Cứu sống bệnh nhân cùng lúc bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Ca bệnh đột quỵ, tim mạch tăng đột biến

Thời gian gần đây, Khoa Thần kinh (Bệnh viện đa khoa Đức Giang) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 (hay liệt miệng, méo miệng). Đáng nói, không chỉ người già mà nhiều người trẻ cũng nhập viện do chủ quan không giữ ấm cơ thể.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện E cũng liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch. Điều đáng nói, đột quỵ não ngày càng trẻ hóa do nhiều người còn chủ quan.

Người già nhập viện do thời tiết lạnh sâu.
Người già nhập viện do thời tiết lạnh sâu

Tại Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Minh Hiếu, Trung tâm Cấp cứu A9 cho biết, thời tiết biến đổi thất thường khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch.

"Trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 20 - 30 ca bệnh cấp cứu vì biến chứng do phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó, 10% phải thở máy. Số ca bệnh liên quan tới đột quỵ, huyết áp, hô hấp tăng lên đáng kể", ThS Hiếu cho hay.

Những ngày qua, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng tiếp nhận lượng bệnh nhân tăng 1,5 lần so với bình thường. Theo BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70 - 80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.

"Thống kê cho thấy, nguy cơ đột quỵ tim tăng thêm 7% khi nhiệt độ giảm đi 10 độ C. Người có tiền sử nhồi máu cơ tim, mắc bệnh tim hoặc trên 65 tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh hơn nhóm đối tượng khác", BS Thắng nói.

Còn tại khoa Thần kinh (Bệnh viện đa khoa Đức Giang) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 (hay liệt miệng, méo miệng). Đáng nói, không chỉ người già mà nhiều người trẻ cũng nhập viện do chủ quan không giữ ấm cơ thể.

Theo BS Đoàn Văn Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận 3 - 5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, trong đó có cả người già và người trẻ. Theo đó, có đến 70 - 80% nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chủ quan, không giữ ấm cơ thể khi giá lạnh.

Những thói quen sai lầm trong ngày lạnh

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não, nuôi các cơ quan đặc biệt là não đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn ra ngoài đè ép vào các tế bào não.

Khi các thành phần mỡ máu như cholesterol, LDL bị rối loạn sẽ lắng đọng trên thành mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa. Những mảng xơ vữa này làm lòng mạch hẹp dần và tắc nghẽn, ngăn cản dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ, gây ra biến chứng đột quỵ não cực kỳ nguy hiểm.

Thời tiết trở lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền.
Thời tiết trở lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền

Theo các bác sĩ, hiện số bệnh nhân đột quỵ đến trong giờ vàng (dưới 4h) chỉ chiếm 20%. Bệnh nhân vẫn có hiện tượng sơ cứu không đúng như rạch ngón tay, ngón chân, cạo gió... Bác sĩ Thọ cho biết, có trường hợp vào cấp cứu, người nhà đã rạch 10 đầu ngón tay, 10 đầu ngón chân.

Bác sĩ khuyến cáo, những ngày rét đậm, rét hại, người có bệnh lý huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp, theo dõi các chỉ số thường xuyên, uống thuốc theo chỉ định, kiểm soát mỡ máu; nên vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng, không nên đột ngột ra khỏi giường.

Ngoài ra, mọi người cần chú ý giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời; uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh; không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

Người dân cần giữ ấm cơ thể, không chủ quan khi ra ngoài trời lạnh và không dậy tập thể dục sớm. Việc tập luyện có thể chuyển sang vào trong nhà để làm nóng cơ thể như đạp xe tại chỗ, các bài đi bộ bước nhỏ.

Khi phát hiện người thân bị đột quỵ tại nhà, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên nhanh chóng gọi Cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ.

Người sơ cứu tuyệt đối không để bệnh nhân ở nhà dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm, nửa ngày hoặc vài ngày mới đưa đi cấp cứu làm lỡ cơ hội tối ưu để điều trị.

Trong lúc chờ xe cấp cứu, mọi người nên để bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, gối cao đầu, nới rộng quần áo vùng cổ, nếu có răng giả thì phải lấy ra; không cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ một loại thức ăn hay thuốc gì tránh bị sặc, nguy hiểm đến tính mạng do bệnh nhân có thể có rối loạn nuốt.

Đọc thêm

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả Dinh dưỡng

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

TTTĐ - Ngày đầu ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Lâm Đồng chủ trì, tiến hành kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh dược, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp thuốc giả theo danh sách Bộ Y tế công bố và chưa phát hiện việc cơ sở kinh doanh sữa giả.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sức khỏe

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

TTTĐ - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý chất lượng thuốc; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về chất lượng thuốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc năm 2025.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao? Tin Y tế

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả Tin Y tế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu Tin Y tế

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện do quan hệ vợ chồng sai tư thế khiến dương vật bị đau, sưng và bầm tím, không thể cương cứng.
Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV Tin Y tế

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 70/ KH-KSBT đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18/4 đến ngày 25/4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn hỏa tốc số 593/KCB-NV về việc tăng cường sản xuất và phát sóng về các kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.
Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ Tin Y tế

Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm