Tag

Sao mai Lương Nguyệt Anh rơi nước mắt khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”

Điện ảnh 07/03/2017 14:39
aa
TTTĐ.VN- Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Sao mai Lương Nguyệt Anh ra mắt MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”. Khi thu âm cùng như khi quay MV này trong những ngày lạnh nhất ở Hải Tiến – Thanh Hóa, nhiều đoạn Lương Nguyệt Anh không cầm được nước mắt…

Sao mai Lương Nguyệt Anh rơi nước mắt khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”

Sao mai Lương Nguyệt Anh rơi nước mắt khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”
Ca sĩ Lương Nguyệt Anh xúc động khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”


Khởi đầu từ bài thơ “Nhớ mẹ mẹ ơi” của tác giả thơ Lê Xuân Bắc, nhạc sĩ Nguyễn Tiến đã phổ nhạc, sau đó Lương Nguyệt Anh đã thể hiện qua bản phối của nhạc sĩ Vũ Trọng Phương (em trai nghệ sĩ Trọng Tấn).

“Nhớ mẹ mẹ ơi” với những lời thơ chân tình đã chạm đến trái tim của nhạc sĩ Nguyễn Tiến. Để rồi, vị nhạc sĩ của “Hoa cau vườn trầu” đã thổi hồn vào những giai điệu trữ tình đằm thắm đậm chất dân gian mang phảng phất hơi thở của miền Trung và phảng phất những lời ru của mẹ trong những ca từ thật da diết nhớ thương: “
Mẹ ơi con lại trở về, làng quê lối cũ ngôi nhà thân thương… Mẹ ơi! Hàng cau nay cũng bần thần, không còn được mẹ ân cần tưới chăm… Uớc gì trở lại những năm, đung đưa cánh võng con nằm mẹ ru”.

Lương Nguyệt Anh đã rất xúc động trước tình cảm của Lê Xuân Bắc dành cho mẹ của mình. “Anh Bắc là một người con có hiếu với mẹ. Trong ca từ ăm ắp những lời yêu thương dành cho mẹ, Lương Nguyệt Anh còn cảm nhận được sự xót xa, ân hận của một người con có hiếu đã không được ở bên mẹ, đã không được chăm sóc mẹ mỗi sớm mỗi chiều khi mẹ đã về già”, ca sĩ Lương Nguyệt Anh tâm sự.


Sao mai Lương Nguyệt Anh rơi nước mắt khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”

Mẹ ơi con lại trở về, làng quê lối cũ ngôi nhà thân thương…”


Lương Nguyệt Anh là người may mắn vì vẫn có mẹ ở bên, vẫn được sống trong sự yêu thương của mẹ và những người thân trong gia đình. Nhưng Nguyệt Anh vẫn cảm nhận được những tình cảm của người con mất mẹ dành sự tri ân cho đấng sinh thành. Vì thế, lần thu âm ca khúc “Nhớ mẹ mẹ ơi” này Lương Nguyệt Anh không cầm được nước mắt. Cứ hình dung hình ảnh của một người con đang sống hạnh phúc bên mẹ thân yêu, bỗng một ngày mẹ rời xa.


Vậy là Lương Nguyệt Anh cứ khóc. Khóc cho đến khi có thể kìm nén được những giọt nước mắt vào trong tâm hồn thì mới bắt đầu thu. Cứ thu cho đến lúc không cầm được nước mắt lại tạm dừng. “Đây là những lời từ đáy lòng mình, một người con gửi tới mẹ của mình nên Lương Nguyệt Anh cảm thấy đồng cảm với tác giả lời của ca khúc này. Không những thế, bất cứ lúc nào hát về mẹ Lương Nguyệt Anh cũng ngập chìm vào tâm trạng như thế”.

Dựa trên nội dung ca từ cũng như tính chất âm nhạc, đạo diễn Dương Lan Hương đã xây dựng nên câu chuyện một người con đã trưởng thành đi xa trở về khi mẹ đã không còn ở trên cõi đời này nữa. Nhìn ngôi nhà thân thương, nhìn những hình ảnh vườn cây, cánh võng, hàng cau, bờ đê, bãi biển… tất cả những ký ức xưa đã ùa về. Hình ảnh mẹ hiện lên với sự tần tảo chăm sóc hai đứa con một trai, một gái thân yêu của mình.


Trong MV, đạo diễn đã xây dựng nhiều tuyến nhân vật khác nhau, như hình ảnh người mẹ trẻ với đứa con trai cùng đó là hình ảnh người mẹ trong những năm tháng tuổi già không có con ở bên, và hình ảnh người con trai đã trưởng thành trở về khi mẹ đã đi xa và bồi hồi sống lại những cảm xúc thời ấu thơ.


Sao mai Lương Nguyệt Anh rơi nước mắt khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”

Lương Nguyệt Anh cảm thấy đồng cảm với tác giả bài thơ Lê Xuân Bắc

Ở đây ca sĩ không đảm nhiệm một vai diễn là chủ đích của đạo diễn: “Thông thường trong các MV ca nhạc ca sĩ cũng hóa thân vào một nhân vật và diễn cùng các diễn viên, nhưng MV này tôi muốn ca sĩ là người khách quan chứng kiến tình cảm của một người con trai dành cho mẹ của mình” - đạo diễn Dương Lan Hương cho biết.


Chị chia sẻ thêm: “Thật ra người ca sĩ diễn cùng nội dung trong bài hát thì nhiều rồi, MV này, trong khi giọng hát là nữ, nhưng tôi muốn hình ảnh nổi bật tâm trạng của một người con trai. Tôi nghĩ, con trai khi nào cũng muốn gắn bó với người mẹ nhiều hơn và hình ảnh người mẹ vẫn luôn là nhất”.

“Trong MV này tôi cố tình tạo những chi tiết rất nhỏ nhưng rất ý nghĩa. Chẳng hạn, ngày xưa các cậu bé khi học toán hay chép lên trần nhà để mỗi lần ngước lên nhìn là nhớ ngay công thức. Đấy, chỉ tạo điểm nhấn như thế để làm cho MV khác lạ chút thôi”, đạo diễn MV chia sẻ và tiết lộ thêm: “Cái khó cho tôi vì lời ca của bài rất cụ thể, hàng cau, vườn rau, cành đào… nên không thể làm khác hơn được là nói vườn rau là có rau. Song ở đây vườn rau ấy đông qua lăng kính góc nhìn của người con. Vườn rau của mẹ, do mẹ chăm sóc để những cây xanh cứ đâm chồi nảy lộc và phát triển. Giờ vườn rau đã không có mẹ chăm sóc mỗi ngày”.

Chọn bối cảnh đây quay cũng là một khó khăn trong quá trình thực hiện MV. Bởi lẽ, trong nội dung ca từ thì làng cổ Đường Lâm hay một số nơi ở Bắc Ninh cũng rất phù hợp, tuy nhiên, những nơi này đã quá quen, được khai thác nhiều. Cần có một không gian mới, có đầy đủ những hình ảnh được nhắc cụ thể trong ca từ. Vậy là cuối cùng ekip đã chọn chính quê hương của tác giả lời là vùng biển Hải Tiến ở Thanh Hóa làm bối cảnh quay.

Sao mai Lương Nguyệt Anh rơi nước mắt khi quay MV “Nhớ mẹ mẹ ơi”

Lương Nguyệt Anh là ca sĩ có duyên với các ca khúc về Mẹ

“Tôi muốn bối cảnh ở đây vì nó rất là mộc mạc, chân thực. Lại có đủ cả những hình ảnh cần thiết. Nhất là có hàng cau dọc con mương trông rất nên thơ. Nhưng để có được những hình ảnh ấn tượng đó thì cả đoàn làm phim đã phải xúm vào cùng dọn rác bẩn vốn ngập tràn khắp con mương mà đã có lúc đoàn phim tưởng chừng không thực hiện được cảnh này vì quá nhiều rác” Vậy mà cuối cùng thì “đã có được những hình ảnh rất đẹp và tôi ưng bối cảnh đấy nhất”, đạo diễn Dương Lan Hương chia sẻ.

MV “Nhớ mẹ mẹ ơi” được thực hiện với kỹ thuật 4K. Giám đốc hình ảnh Tài Văn chia sẻ: “4K hiện tại bây giờ chưa phổ biến ở VN nhưng nó là định hướng tương lai. Thế giới họ đã dùng hết chất liệu 4K, chúng tôi cũng đang trên đà thay đổi công nghệ cao hơn, hiện đại hơn nhưng cái chất âm nhạc vẫn là chất đồng quê mộc mạc và trữ tình, nên là bối cảnh thì vẫn phải trở về với những gì mộc mạc thân quen nhất làng quê như con đê, bến nước, con đò”.

“MV “Nhớ mẹ mẹ ơi” giống như một lời nhắc những người con đang hạnh phúc và may mắn vì vẫn còn có mẹ ở bên hãy trân trọng từng phút giây và hãy luôn nghĩ phải làm sao sống thật tốt, dành tình cảm, sự quan tâm, yêu thương nhất cho mẹ của mình”, Sao mai Lương Nguyệt Anh tâm sự.

Trang phục áo dài: NTK Lan Hương
Trang điểm: Ngọc Bích
Photo: Hải Bá

Tin liên quan

Đọc thêm

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Xem thêm