Tag

Song hành chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Công nghệ số 21/06/2024 15:41
aa
TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong nửa đầu thế kỷ XXI. Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là cặp song sinh đi cùng với nhau, hỗ trợ nhau, góp phần đảm bảo cho một quốc gia phát triển nhanh và bền vững.
Tập huấn chuyển đổi số trong ngành Y tế Dốc sức chuyển đổi số: Vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp Hội phụ nữ

Công nghệ thúc đẩy kinh tế số

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á (Vietnam - Asia DX Summit) năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Việt Nam đã xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham quan các gian hàng triển lãm bên lề Vietnam - Asia DX Summit 2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham quan các gian hàng triển lãm bên lề Vietnam - Asia DX Summit 2024

Năm 2020, kinh tế xanh đóng góp khoảng 2% GDP với tốc độ tăng trưởng trên 10%, trong khi kinh tế số đóng góp 12% GDP. Đến năm 2023, theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số đã tăng trưởng mạnh, đóng góp 16,5% GDP với tốc độ trên 20%/năm.

Riêng hai lĩnh vực chuyển đổi số và và chuyển đổi xanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước từ 2 - 4 lần.

Theo ước tính của cơ quan năng lượng quốc tế IEA, các trung tâm dữ liệu trong năm 2022 đã tiêu thụ tương đương với 1 - 1,3% nhu cầu điện năng toàn cầu và đang tiếp tục tăng lên rất nhanh.

Song hành chuyển đổi số và chuyển đổi xanh
Khách hàng tham quan Vietnam - ASIA DX Summit 2024

Hiện nay, tiêu thụ điện của toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông chiếm từ 6 - 10% tổng tiêu thụ điện năng thế giới và thải ra 3,7% tổng lượng khí thải nhà kính.

Số liệu này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và ước tính khoảng 14% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn cầu vào năm 2040. Bởi vậy, chuyển đổi số phải dùng các công nghệ xanh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Muốn phát triển nhanh, chuyển đổi số bền vững phải chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đều cần đến công nghệ số, trong đó cốt lõi chính là bán dẫn.

Trong khi đó, để phát triển kinh tế số Việt Nam thì phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải đầu tư vào hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng AI; phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực; phải hoàn thiện thể chế số, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và đặc biệt, thu hút nhân tài số.

Nhấn mạnh vai trò của lý luận về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu xây dựng lý luận này.

Chỉ còn một tháng nữa, chương trình chuyển đổi số Việt Nam tròn 4 năm và bước sang năm thứ 5. Trong năm 2024, Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển kinh tế số với bốn trụ cột: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; phát triển kinh tế số các ngành; quản trị số; phát triển dữ liệu số.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là công nghệ: Dám ứng dụng, dám đi đầu trong ứng dụng và ứng dụng an toàn sẽ tạo ra sự phát triển và cũng tạo ra sự hoàn thiện công nghệ. Chúng ta nên bàn nhiều hơn về việc thay đổi thể chế để mở đường cho sự ứng dụng rộng rãi của các công nghệ số.

Vai trò của truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp

Cả thế giới đang bước sang giai đoạn phát triển thông minh hóa với hai xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vừa là động lực, cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn. Thế giới cũng đang chứng kiến sự gia tăng vượt bậc về nhu cầu chuyển đổi số. Các doanh nghiệp và tổ chức đang tìm cách tận dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất và tạo ra giá trị mới.

Các nước trên thế giới đang thực hiện chuyển đổi số đi kèm cùng chuyển đổi xanh vô cùng mạnh mẽ. Singapore là điển hình về xanh hóa bởi công nghệ thông tin.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đầu tiên coi tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển quốc gia và công bố cam kết xanh hóa các lĩnh vực công nghệ thông tin ngay từ đầu những năm 2000. Mỹ và Châu Âu đang chuẩn bị áp dụng cơ chế điều chỉnh Carbon (CBAM) trong 1 - 2 năm tới...

Chuyển đổi xanh là hướng tới mô hình phát triển thân thiện với môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất, tiêu dùng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu phát thải… từ đó tạo nên một nền kinh tế xanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Chuyển đổi số là hướng tới mô hình phát triển thông minh dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo để hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn, tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu hao phí tài nguyên, năng lượng, tạo ra giá trị mới, từ đó tạo nên một nền kinh tế xã hội số.

Song hành chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nghe giới thiệu về các sản phẩm công nghệ số mới của doanh nghiệp công nghệ Việt tại triển lãm trong khuôn khổ Vietnam - Asia DX Summit 2024

Hưởng ứng mạnh mẽ quyết tâm của các cấp lãnh đạo, VINASA (Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam) và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số tổ chức Vietnam - ASIA DX Summit 2024 với chủ đề: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số.

Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA khẳng định: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao năng suất lao động vượt trội. Với các ví dụ cụ thể, AI có thể viết email nhanh hơn 36 lần, thiết kế ảnh thời trang nhanh hơn 24 lần và lập trình giao diện website nhanh hơn 10 lần so với con người.

Những con số ấn tượng này cho thấy tiềm năng của AI, khẳng định đây chính là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian, quy trình làm việc và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Song hành chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tương tác với robot tích hợp trợ lý AI của MISA

AI được ứng dụng trong các phân hệ như tài chính - kế toán, nhân sự - tuyển dụng và quản trị - điều hành, giúp tiết kiệm 70% thời gian xử lý và tăng độ chính xác. Đặc biệt, trợ lý AI - MISA AVA cung cấp dữ liệu điều hành tức thì, hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả và ra quyết định nhanh chóng.

Ông Lê Hồng Quang khẳng định, đơn vị và doanh nghiệp phần mềm thành viên VINASA đang nỗ lực tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tích hợp AI. Điều này không chỉ giúp gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận AI một cách thực chất, mà còn nâng cao hiệu quả vận hành và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.

Sự quyết tâm này thể hiện tinh thần tiên phong và trách nhiệm xã hội sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số đất nước.

Nhờ những khả năng đột phá của AI, các doanh nghiệp công nghệ như MISA có thể giải quyết những bài toán khó của đất nước. Với lợi thế công nghệ, MISA sẵn sàng nhận nhiệm vụ từ Chính phủ trong việc ứng dụng AI để nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như kê khai thuế hộ kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân.

Robot tích hợp trợ lý AI của MISA trình diễn tại diễn đàn Vietnam - Asia DX Summit năm 2024
Robot tích hợp trợ lý AI của MISA trình diễn tại diễn đàn Vietnam - Asia DX Summit năm 2024

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Tư vấn phát triển bền vững FPT Digital, chuyển đổi số và xanh trong doanh nghiệp trước tiên phải có sự chuyển biến từ nhận thức trong lãnh đạo doanh nghiệp, đây là hướng đi dài hạn 10 - 20 năm.

Kinh nghiệm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, dựa trên thế mạnh doanh nghiệp, ưu tiên đào tạo. Đây là mục tiêu tăng trưởng kép hướng tới hiệu quả, minh bạch, dữ liệu được chia sẻ.

Để khai thác tiềm năng chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, công nghệ xanh. Các doanh nghiệp Việt cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trọng điểm này.

Đọc thêm

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ Công nghệ số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

TTTĐ - Đây là một trong những mục tiêu mà quận Tây Hồ (Hà Nội) kỳ vọng qua phong trào “Bình dân học vụ số”.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" Công nghệ số

Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Sáng 24/4, tại Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số".
Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam" Chuyển đổi số

Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam"

TTTĐ - Chàng trai 9X Hữu Trung - “cha đẻ” của Elbot là một trong những nhân tố đang từng bước nỗ lực sáng tạo với hy vọng được góp phần thúc đẩy để khoa học - công nghệ Việt Nam vươn mình, bứt phá.
Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI Công nghệ số

Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI

TTTĐ - Lần đầu tiên, Galaxy AI trở thành cầu nối người Việt trẻ với tinh thần hiếu học, trọng đạo của các sĩ tử xưa, giúp các bạn trẻ cảm nhận hành trình khoa cử bằng ngôn ngữ công nghệ hiện đại.
Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn Công nghệ số

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

TTTĐ - Những chia sẻ và phân tích từ đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương và nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định rằng, công nghệ số không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng chính sách hợp lý, nhất quán và có tầm nhìn dài hạn.
Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam" Công nghệ số

Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam"

TTTĐ - Chiều 17/4, Báo Nhân Dân đã công bố dự án “Yêu lắm Việt Nam". Đây là hoạt động kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền Tổ quốc.
Xem thêm