Tag

Tạo điều kiện phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm, giảm gánh nặng cho Chính phủ

Tin tức 25/10/2021 19:09
aa
TTTĐ - Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất phong phú, đất nước rất cần nguồn vốn từ lĩnh vực này, kinh doanh bảo hiểm vẫn tiềm năng nên cần được tạo điều kiện về mặt pháp luật, giúp giảm gánh nặng của Chính phủ về bảo hiểm hiện nay trong bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa vững chắc của người lao động tự do Hơn 1 triệu người được chi trả bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020 Làm rõ phạm vi của từng sản phẩm bảo hiểm bắt buộc

Ngày 25/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tại tổ
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tại tổ

Tạo thuận lợi phát triển thị trường bảo hiểm

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, thị trường bảo hiểm đang tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động, đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều lao động mất việc làm đã chuyển sang học nghề và bán bảo hiểm. Vì thế, dự thảo Luật sửa đổi không nên quy định rõ các đại lý được làm việc với bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm để qua đó thúc đẩy thị trường này phát triển.

Đại biểu cũng kiến nghị cần gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với các đại lý bảo hiểm, đặc biệt là đào tạo để họ tư vấn phù hợp, đầy đủ với khách hàng, tránh tình trạng xảy ra khiếu kiện sau này vì thiếu hiểu biết.

Nhấn mạnh kinh doanh bảo hiểm là một ngành quan trọng, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn Hà Nội) đề nghị việc có quy định pháp luật cụ thể phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi phát triển thị trường bảo hiểm.

Liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, đại biểu nêu ví dụ nhiều khách hàng mua được năm thứ 2, năm thứ 3 rồi không đóng tiếp sẽ bị thiệt rất nhiều khi hợp đồng không quy định rõ đâu là mức phí, đâu là bảo hiểm. Cùng với đó là vấn đề trục lợi bảo hiểm trong thời gian qua đã xảy ra, thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp bảo hiểm mà với cả xã hội.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí
Đại biểu Nguyễn Anh Trí

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất phong phú, đất nước rất cần nguồn vốn từ lĩnh vực này, kinh doanh bảo hiểm vẫn tiềm năng nên cần được tạo điều kiện về mặt pháp luật, giúp giảm gánh nặng của Chính phủ về bảo hiểm hiện nay trong bảo hiểm y tế.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh (Đoàn Hà Nội) cho rằng cần có sự phân biệt giữa bảo hiểm có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội) với bảo hiểm có tính chất kinh doanh, bởi khi kinh doanh là có cạnh tranh. Trong đó, bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm kinh doanh nên người mua có quyền được hướng dẫn những rủi ro tổn thất, còn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải làm hết trách nhiệm.

Tham gia bảo hiểm vĩ mô chủ yếu là người yếu thế

Quan tâm đến các quy định về bảo hiểm vi mô, một nội dung mới được đưa vào dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm trình Quốc hội lần này, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, dự thảo quy định còn sơ sài, không quy định tổ chức nào được phép và tổ chức nào không được phép tham gia, vì vậy, dự thảo cần quy định rõ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Nhấn mạnh, bảo hiểm vi mô cũng chứa nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện, từ quản lý tài chính đến quản trị tài chính, cần kiểm soát chặt, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng: “Dự thảo cần nghiên cứu theo hướng thay vì tạo ra các tổ chức bảo hiểm vi mô, thì cần tạo cơ chế cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chuyên nghiệp họ làm sẽ hiệu quả hơn”.

Thông tin thêm về lĩnh vực bảo hiểm vi mô, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, bảo hiểm vi mô là một hình thức có tính đặc thù. Đối với hình thức bảo hiểm này số lượng người tham gia đông, nhưng chủ yếu là những người yếu thế.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, quy mô của mỗi hợp đồng bảo hiểm này khoảng tầm 50 triệu đồng, là con số nhỏ nhưng lực lượng làm không chuyên nghiệp, lợi nhuận thấp nên ít tham gia mà chủ yếu là dùng số lượng cán bộ, công chức kiêm nhiệm để thực hiện hình thức này. Tuy nhiên, điều này mang lại lợi ích cho người nghèo, người yếu thế rất tốt.

Đọc thêm

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Xem thêm