Thành phố đắt đỏ nhất thế giới 2022
Singapore, Hồng Kông, Paris cùng giữ vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới Thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2021 “soán ngôi” Paris |
Kết quả của bảng xếp hạng dựa trên một số yếu tố gồm giá trung bình các mặt hàng thiết yếu trong gia đình như sữa, dầu ăn, tiền thuê nhà, giá vé các phương tiện công cộng và sức mạnh của đồng nội tệ. Đặc biệt, đánh giá này tập trung vào lao động nước ngoài và người nước ngoài sống tại mỗi thành phố.
Theo kết quả, đứng đầu bảng xếp hạng là Hong Kong (Trung Quốc). Đây là năm thứ ba liên tiếp Hong Kong giữ vị trí quán quân.
Theo đó, người Hong Kong phải trả 3,04 USD/lít xăng. Đây là mức giá tăng từ 2,71 USD/lít vào tháng 6 năm ngoái. Dầu ăn đắt nhất thế giới cũng được tìm thấy ở Hong Kong với 5,83 USD mỗi lít.
![]() |
Hong Kong (Trung Quốc) đứng đầu danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo ECA International (Ảnh: Getty) |
Hong Kong cũng đứng đầu về mức đắt nhất đối với các mặt hàng khác như một tách cà phê tại quán có giá tới 5,21 USD hay một lít sữa ở mức 4,39 USD.
Tại Châu Á còn có 4 thành phố khác lọt vào top 10 là Tokyo (Nhật Bản), Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc).
Theo bảng xếp hạng này, thành phố đắt đỏ nhất Châu Âu là Geneva (Thụy Sĩ), đứng ở vị trí thứ ba sau Hong Kong (Trung Quốc) và New York (Mỹ). Paris (Pháp), nơi từng đứng đầu danh sách ECA đã rớt khỏi top 30. Madrid (Tây Ban Nha), Rome (Italy) và Brussels (Bỉ) đều rớt hạng.
Thành phố có chi phí sống tăng nhanh nhất trong danh sách này là Colombo (Sri Lanka) nhảy 23 bậc từ vị trí 162 lên 149.
Ngoài ECA International, một tổ chức khác là Economist Intelligence Unit (EIU) cũng công bố chỉ số chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới vào tháng 12 hàng năm. Vào năm 2021, Tel Aviv (Israel) nằm ở vị trí đầu bảng, theo sau là Paris và Singapore đứng ở vị trí thứ 2 và 3.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt "có một không hai" Việt Nam - Lào

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị trường tồn của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

Việt Nam là quốc gia có tầm quan trọng chiến lược với Nhật Bản
