Thanh Trì xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí trở thành quận
![]() |
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Bá Hoạt)
Bài liên quan
Quốc Oai hoàn thành mục tiêu 10 năm xây dựng nông thôn mới
Mê Linh tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
Gia Lâm xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị
Đông Anh chủ động, sáng tạo xây dựng nông thôn mới
Về đích trước hai năm
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Đặng Đức Quỳnh cho biết: “10 năm qua, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được huyện Thanh Trì thực hiện khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, có sức lan tỏa, được nhân dân hưởng ứng”.
Tính riêng trong giai đoạn 2 Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, tổng kinh phí huyện Thanh Trì đã huy động để thực hiện là 1.188 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước là 986,605 tỷ đồng, vốn lồng ghép 170,2 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 32 tỷ đồng. Cùng với đó, toàn huyện đã vận động nhân dân hiến 11.380 m2 đất thổ cư, tiêu biểu như xã Vạn Phúc (4.398 m2), xã Đại Áng (2.772 m2), xã Ngũ Hiệp (1.691 m2)...; huy động đóng góp được 400.000 ngày công lao động để thực hiện các công trình hạ tầng.
Về phát triển sản xuất nông nghiệp, đến nay, Thanh Trì đã hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung; vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn tập trung... Là huyện có diện tích nuôi thủy sản lớn (769ha/năm), Thanh Trì đã hỗ trợ phát triển khu nuôi trồng thủy sản tập trung (250ha) với nhiều mô hình hiệu quả như: Nuôi tôm càng xanh ở xã Đông Mỹ, nuôi cá thâm canh tăng năng suất tại các xã: Tả Thanh Oai, Đông Mỹ; nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “sông trong ao” tại xã Đại Áng...
Trong xây dựng nông thôn mới, Thanh Trì là một trong những huyện dẫn đầu thành phố hoàn thành tại 15/15 xã ngay từ năm 2015, về đích trước hai năm so với kế hoạch. Tháng 9/2017, huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Là huyện thứ hai của Thủ đô hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới (sau huyện Đan Phượng).
Hiện nay, huyện Thanh Trì tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo hướng văn minh đô thị. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân trên địa bàn huyện ngày một nâng cao. Năm 2019, thu nhập bình quân của huyện đạt 54,3 triệu đồng/người/năm. Thanh Trì đang phấn đấu hoàn thành đề án trở thành quận trước năm 2025.
Phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng biểu dương những nỗ lực, cố gắng của huyện Thanh Trì trong thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy. Đồng thời, đồng chí cũng ghi nhận sự đóng góp quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Trì vì sự phát triển chung của Thủ đô. Phó bí thư cũng đề nghị Thanh Trì tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, tiếp tục xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí trở thành quận.
”Huyện Thanh Trì cần tiếp tục tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Từ đó để nhân dân trực tiếp tham gia bàn bạc, thực hiện, giám sát việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch”, Phó bí thư nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, huyện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh đô thị và vệ sinh môi trường; xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với các tiêu chí phát triển đô thị; phấn đấu hoàn thành Đề án xây dựng huyện Thanh Trì phát triển thành quận trong giai đoạn 2020-2025.
Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa lý, giao thông, văn hóa, lịch sử, Thanh Trì cần tiếp tục huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó, Thanh Trì cần chú trọng thực hiện các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, đổi mới công nghệ; tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản…
Đặc biệt, Thanh Trì tiếp tục đẩy mạnh các phong trào: “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn...
Thời gian tới, Thanh Trì cần làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ ở cơ sở và vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến xã trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương... Đặc biệt, cần chuẩn bị chu đáo để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ huyện trong thời gian tới.
Tại hội nghị, huyện Thanh Trì đã khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội trên địa bàn huyện.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
