Tag

Thi chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT 2020: Học sinh, giáo viên đều hoang mang

Giáo dục 22/04/2020 09:58
aa
TTTĐ – Kỳ thi THPT 2020 dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 8-11/8, tập trung vào mục tiêu xét tốt nghiệp nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước. Việc tuyển sinh đại học trả về cho các trường tự chủ thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học, gắn với lộ trình đổi mới giáo dục đại học trong những năm qua. Sự thay đổi này đang khiến cả học sinh, thầy cô đều bất ngờ…

Thi chỉ để công nhận tốt nghiệp THPT 2020: Học sinh, giáo viên đều hoang mang

Bài liên quan

Hà Nội: Học sinh có thể đi học lại từ nửa đầu tháng 5

Kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào khi dạy online?

Hướng dẫn những nội dung giáo dục cốt lõi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Quá gấp gáp, đột ngột

Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc họp với Bộ GD&ĐT về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Đây là lần thứ 2, Bộ GD&ĐT báo cáo về phương án thi sắp tới. Cuộc họp đã chọn phương án vẫn tổ chức thi nhưng sẽ là kỳ thi phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT thay vì hai mục đích như những năm trước đây.

Kỳ thi THPT 2020 dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 8-11/8, tập trung vào mục tiêu xét tốt nghiệp nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước. Việc tuyển sinh đại học trả về cho các trường tự chủ. Địa phương chủ trì công tác tổ chức thi, coi thi, chấm thi tự luận. Bộ GD&ĐT tiếp tục ra đề thi cho toàn quốc, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ bài thi, tiếp tục tổ chức chấm thi trắc nghiệm trên máy tính.

Trước phương án tổ chức kỳ thi mà Bộ GD&ĐT đưa ra, Nguyễn Minh Thương (học sinh THPT ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, em hoàn toàn đồng tình với việc vẫn nên tổ chức kỳ thi thay vì xét tốt nghiệp như một số đề xuất trước đó. Tuy nhiên, Minh Thương hoàn toàn bất ngờ với việc giao cho các trường đại học, cao đẳng tự chủ tuyển sinh năm nay.

“Nếu mục đích kỳ thi là để công nhận kết quả tốt nghiệp, đề thi sẽ nhẹ nhàng, giảm áp lực và căng thẳng hơn. Tuy nhiên, cũng vì thế mà mức độ phân hóa học sinh không cao. Nhiều trường đại học sẽ tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Như vậy, thay vì tham gia một kỳ thi như trước đây, chúng em sẽ phải tham gia nhiều kỳ thi. Điều này sẽ gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng. Việc học hành cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều”, Minh Thương chia sẻ.

Không chỉ gây bất ngờ đối với học sinh, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, phương án này quá gấp gáp, đột ngột với cả học sinh và các trường THPT.

Thầy Bình chia sẻ: “Phương án nào cũng có mặt tích cực và hạn chế. Trong thời điểm học sinh phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch bệnh Covid-19, chúng ta cần đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án hợp lý nhất. Tuy nhiên, phương án này thực sự khiến cả học sinh và giáo viên đều bất ngờ”.

Theo thầy Bình, từ đầu năm học 2019 – 2020, giáo viên cũng như học sinh đều hướng vào kỳ thi THPT quốc gia. “Đề thi minh họa cũng đã được Bộ GD&ĐT công bố. Học sinh, giáo viên đều đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế. Chỉ còn khoảng thời gian rất ngắn kỳ thi sẽ bắt đầu. Vì vậy, quyết định để các trường đại học, cao đẳng thực hiện đúng quyền tự chủ tuyển sinh theo Luật giáo dục đại học lúc này là quá gấp gáp, không biết có được hoàn chỉnh như chúng ta mong muốn hay không?”, thầy Bình tâm tư.

Đặt ra những thách thức lớn

Câu chuyện thi cử luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và nhân dân, vì vậy, việc tổ chức thi như thế nào để đảm bảo quyền lợi của học sinh là điều được các giáo viên đặc biệt quan tâm.

Chia sẻ quan điểm về kỳ thi, một giáo viên THPT ở Hà Nội bày tỏ: “”Kỳ thi năm nay dự kiến vẫn được tổ chức gần giống với các năm trước, vẫn là 3 môn thi bắt buộc, 1 môn tổ hợp, thi tại địa phương nhưng chỉ đạt được một mục đích – công nhận kết quả tốt nghiệp THPT”.

Giáo viên này cho rằng, mục đích này không phải là quan trọng nhất vì như mọi năm, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT rất cao. Nhiều tỉnh thành đạt con số trên 90%. Sau khi thi tốt nghiệp xong, học sinh sẽ tham gia tuyển sinh của các trường đại học. Có trường xét tuyển bằng học bạ, có trường lấy điểm thi THPT, trường tổ chức thi riêng. Đây là một thách thức lớn đối với cả thầy và trò. Học sinh trở tay không kịp.

“Mọi thay đổi đều cần có thời gian để học sinh chuẩn bị tâm lý, thích nghi. Chúng ta nói tổ chức thi với mục đích chính xét tốt nghiệp THPT để giảm áp lực, đỡ tốn kém nhưng theo tôi chưa phù hợp với điều kiện năm nay”, giáo viên này kiến nghị.

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp về phương án tổ chức thi THPT quốc gia 2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh sự cần thiết của việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông để có căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên toàn quốc theo đúng chuẩn đầu ra, bảo đảm giáo dục toàn diện, tránh tình trạng học tủ, học lệch, trên cơ sở đó cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ để điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Để bảo đảm kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, chất lượng, bên cạnh các giải pháp hành chính, về mặt kỹ thuật, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các môn thi trắc nghiệm nhằm giảm thiểu tác động của con người trong quá trình thi cử. Các môn thi trắc nghiệm được chấm bằng máy với quy trình giám sát chặt chẽ (bản chất là chấm tập trung trong toàn quốc). Các địa phương tổ chức chấm các bài thi tự luận như những năm trước.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, việc tổ chức kỳ thi cũng nhằm tạo sự minh bạch, công bằng giữa người học trên toàn quốc, là cơ hội để học sinh rèn luyện bản lĩnh thi cử, tạo động lực thi đua cho cả người học, người dạy;…

Sau khi có kết quả thi, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, công khai dữ liệu so sánh giữa phổ điểm học bạ và phổ điểm thi tốt nghiệp của các địa phương để dư luận giám sát.

Đọc thêm

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên Giáo dục

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

TTTĐ - Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đến với Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đối với sự phát triển của nhà trường, đồng thời khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Chiều 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội Giáo dục

Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội

TTTĐ - Giải Nhất của Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh phổ thông Hà Nội lần thứ 2 đã xướng tên 2 ban nhạc xuất sắc: BG70 của Trường THPT Việt Đức và TOS Band - THCS & THPT Olympia.
Xem thêm