Tag

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

Người Hà Nội 15/05/2021 16:02
aa
TTTĐ - Với triển lãm cá nhân “Thi hứng IV” (diễn ra từ ngày 18-27/5), nhà thơ Trần Nhương biết không thể xôm tụ được như những lần trước. Cùng với việc nhà triển lãm 16 Ngô Quyền tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, tác giả cũng muốn góp thêm những sắc màu tươi thắm để làm món ăn tinh thần, truyền niềm lạc quan, tích cực tới người Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh này.
Hà Nội treo cờ Tổ quốc dịp bầu cử
Nhà thơ Trần Nhương
Nhà thơ Trần Nhương

Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Nhương bộc bạch: “Tôi đăng kí triển lãm từ năm 2019, Nhà triển lãm xếp lịch vào tháng 4 năm 2020.

Vợ tôi bảo “Hâm à, vừa triển lãm năm 2018 mà, 2 năm đã máu thế”? Nghe lời vợ, tôi xin lùi, nhà tiếp tục xếp cho vào tháng 5/2021. Nghĩ là ổn, tôi mê mải vẽ và chuẩn bị tài chính lo khung, lo lệ phí… cho cuộc trưng bày lần này.

Nhà thơ Trần Nhương
Nhà thơ Trần Nhương

Nào ngờ dịch Covid-19 bùng phát. Nhiều bạn bảo sao không hoãn đi, triển lãm bây giờ phí công. Thưa rằng không thể hoãn được nữa, lịch xếp hàng dài mấy ki lo mét. Chỉ có thể bỏ cuộc chơi nhưng sát nút mới bỏ cuộc thì làm khó cho Nhà triển lãm, làm sao họ gọi họa sĩ nào lấp chỗ trống cho kịp.

Tôi không muốn làm khó cho Nhà triển lãm, nơi tôi đã gắn bó qua 3 lần trưng bày cá nhân trước rồi. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy, quyết định chơi tới bến. Có thể không tưng bừng như những lần trước nhưng giữa lúc dịch Covid-19 mà tranh của mình vẫn bày giữa Hà Nội thì ghê chứ. AQ một chút cho thêm năng lượng.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”
Tác phẩm của Trần Nhương trưng bày trong triển lãm "Thi hứng IV"

Không thể hoãn và không bỏ cuộc

Thì treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”.

Trần Nhương đã vào tuổi 80. Ông là nhà thơ Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số VN, hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội. Ông qua 28 năm mặc áo lính khi đang là ông giáo làng Vẽ. Ông còn là chủ một trang web văn chương nghệ thuật trannhuong.com được nhiều bạn đọc yêu mến.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

Ông triển lãm đầu tiên năm 1998 (Thi hứng I), năm 2003 (Thi hứng II), năm 2018 (Thi hứng III) và năm nay với Thi hứng IV. Ngoài ra ông còn triển lãm chung với các nhà văn Đoàn Lê, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Minh Tuấn (2005), triển lãm cùng nhà văn Nguyễn Khắc Phục năm 2008… Tranh ông cũng đã có mặt vài bộ sưu tập và bảo tàng.

Nhà thơ Trần Nhương
Nhà thơ Trần Nhương

Có thể nói với hội họa ông là tay ngang, không học hành trường quy, ông chỉ có lòng đam mê. Tranh ông vẽ theo ý thích của ông không nắn nót như khi viết văn, ông vẽ tranh nude, tranh trừu tượng, tranh phong cảnh. Nhiều họa sĩ đánh giá tranh trừu tượng của ông cảm xúc như thơ ca. Dù vậy, nhà thơ Trần Nhương vẫn là “thi sĩ đầu tiên ở phía Bắc có triển lãm cá nhân”.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

Được biết, sau 2 triển lãm cá nhân (năm 1998 và 2003), số tiền mà Trần Nhương thu được từ việc bán tranh của mình lên đến gần nửa tỉ đồng. Ông gọi vẽ là “vợ hai”, và bao nhiêu năm qua, “vợ hai” đã nuôi “vợ cả” là thơ, nuôi cả trang web trannhuong.com cho thi sĩ yên tâm với nghiệp cầm bút.

Một người tay ngang mà triển lãm tranh cá nhân 4 lần thì quả là lòng đam mê làm ông vượt lên tất cả. Cả 4 lần triển lãm đều mang tên “Thi hứng”, có lẽ ông khiêm nhường coi những bức tranh của mình là ngẫu hứng của thi ca. Trần Nhương cho biết hồi mới vẽ, ông cũng nhận được nhiều ý kiến này khác nhưng ông quan tâm một cách vừa phải.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

“Tôi cho là cái thư giãn hay nhất của anh nhà văn nhà thơ là vẽ. Vẽ có cái thú là được thư giãn, thả lỏng hoàn toàn. Lúc ấy anh được tự do, muốn làm gì cũng được. Vẽ không đau đớn, không dằn vặt như văn chương”, Trần Nhương dí dỏm nói.

Điều dễ nhận thấy, ở “Trần ham vui” toát lên sự trẻ trung, niềm lạc quan, yêu đời phơi phới. Dù tất bật tự tay thiết kế giấy mời, tờ gấp giới thiệu triển lãm… nhưng ông vẫn luôn “tự trào” rất vui. Như vần thơ ông viết: “Ngổn ngang tranh pháo đầy nhà/ Hình như có một lão già hâm hơi/ Tuổi đầy vui chẳng thèm vơi/ Lòng như bỏ ngỏ đợi người tri âm”.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

Sự hài hước, dí dỏm của Trần Nhương còn thể hiện trong cả lời giới thiệu về triển lãm cá nhân lần thứ IV của mình: “Tôi là một nhà thơ rất đam mê hội họa. Tôi nghĩ hội họa đã cho mình những cảm xúc khác với văn chương, nó làm cho mình lạc vào một miền du ca mà ở đó có thể cất lên những giai điệu bất chợt của lòng mình, ở đó có thể tung tẩy hết mình mà không mấy khi phải nắn nót.

Tôi không được học hành trường quy về hội họa, đam mê mà vẽ, học những họa sĩ thành danh qua mỗi lần xem tranh, giao lưu. Qua những bức tranh tôi muốn gửi gắm một chút ý tưởng, một chút thi hứng. Người xem có thể đồng điệu, có thể không nhưng đó là tác phẩm của tôi, tôi sáng tạo ra nó. Xin các bạn xem tranh và thể tất cho một người vẽ tranh không chuyên và sự vụng dại của một ông lão bát thập ham vui”.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

Chính vì thế, cái sự dí dỏm ấy cũng toát lên từ những tác phẩm hội họa của “ông lão thập bát ham vui”. Những bức tranh lần này chủ yếu được ông vẽ ra khi ở nhà để phòng, chống dịch Covid-19. Cảm hứng chủ yếu những nét vẽ là chống lại sự tù túng, chống lại Covid bằng sáng tạo nghệ thuật. Có tranh vẽ về đề tài Covid-19 biến thể. Nhiều để tài có cả môi trường nhất là biển.

"Thi hứng IV" trưng bày 50 bức và 40 chân dung kí họa đi cùng năm tháng. Có chân dung Trần Nhương vẽ đã hơn 30 năm, nay mới mang ra trưng bày. Có thể thấy, thi ca và hội họa đã song hành với Trần Nhương rất lâu rồi.

“Thi sĩ ham vui” Trần Nhương “treo tranh cho Hà Nội thêm tươi”

“Thi sĩ vẽ” Trần Nhương hóm hỉnh tuyên bố: “Tôi nghĩ những người “tay ngang” bước vào hội họa là những người “điếc không sợ súng”. Nhưng nhờ vậy mà họ có sự tươi mới, hồn nhiên, góp phần làm phong phú cho đời sống hội họa. Bây giờ, nếu có thêm phòng tranh của các ngành khác– như tranh của những người làm ngân hàng chẳng hạn – cũng sẽ khiến cho những sinh hoạt văn hóa thêm sinh động”.

Vì lẽ đó, công chúng Thủ đô có dịp đến thưởng lãm tranh của ông tại “Thi hứng IV” lần này chắc chắn sẽ cảm nhận được niềm lạc quan, phấn chấn ấy từ các tác phẩm của ông. Đó cũng là một trong những “liều thuốc tinh thần” mà sứ mệnh của thi ca, nghệ thuật truyền tới công chúng trong giai đoạn này để mỗi người có thêm động lực vững tâm chống lại dịch bệnh, mong chờ ngày bình thường mới lại đến.

Hai nhà nhiếp ảnh Pháp kể về Việt Nam hiện đại qua những bức ảnh hộp Hai nhà nhiếp ảnh Pháp kể về Việt Nam hiện đại qua những bức ảnh hộp
Triển lãm ảnh Triển lãm ảnh "Mekong-Chuyện đôi bờ" tại Trung tâm Văn hóa Pháp
Triển lãm ảnh Triển lãm ảnh "Khoảnh khắc bí mật của Maiko" của Philippe Marinig

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm