Tag

Thọ Xuân - Thanh Hóa: Trang trại chăn nuôi xả thải ra môi trường khi chưa có giấy phép

Bạn đọc 11/08/2018 09:13
aa
TTTĐ - Trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa hoạt động xả thải ra môi trường nhiều năm nay nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có giấy phép xả thải, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước...

Thọ Xuân - Thanh Hóa: Trang trại chăn nuôi xả thải ra môi trường khi chưa có giấy phép

Thời gian qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh của nhiều người dân về việc trang trại chăn nuôi của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân có địa chỉ tại xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa xả thải bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo phán ánh của người dân địa phương, trang trại chăn nuôi của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân trước kia chủ yếu chăn nuôi lợn, rồi chuyển sang gà, thời điểm đó trang trại do UBND huyện Thọ Xuân quản lý. Sau đó, được doanh nghiệp mua lại thì chuyển sang chăn nuôi bò thịt đến hiện tại.

Trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Trang trại chăn nuôi bò thịt của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

"Trang trại có quy mô rất rộng, chúng tôi sống xung quanh thường xuyên hít phải mùi phân, nước thải hôi thối nên rất bức xúc. Hiện tại, việc mùi phân, nước thải cũng giảm bớt nhưng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn. Chúng tôi cũng rất ủng hộ việc phát triển kinh tế nhưng cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường", một người dân địa phương cho biết.

Theo ghi nhận của PV, trang trại chăn nuôi của Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân hiện tại có quy mô rất rộng, khoảng hơn 15ha đất, trong đó phần công trình trang trại cũng khá rộng. Đặc biệt, phía Công ty cũng đang cho xây dựng công trình nhà xưởng dành để chế biến thức ăn.

Quan sát cho thấy, hiện tại, trang trại chủ yếu là nuôi bò để lấy thịt, xung quanh khu vực trang trại có mùi hôi thối. Bên cạnh đó, nước thải được Công ty xả ra một bể nước ngay trong khuôn viên trang trại, cỏ mục um tùm.

Khu vực xả thải của trang trại chăn nuôi.
Khu vực xả thải của trang trại chăn nuôi.

Để tìm hiểu về việc chấp hành pháp luật về môi trường của trang trại, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Võ - Giám đốc Công ty CP giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân.

Theo đó, ông Võ cho biết, Công ty đã cơ bản hoàn thiện đầy đủ thủ tục về môi trường và mới được UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án điều chỉnh Trung tâm giống và phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Xuân Trường và xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân; quy mô 20.000 con gà úm/lứa; 10.000 con gà thịt/lứa và 900 con bê, bò/lứa.

Tại quyết định, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ dự án phải thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, bụi, khí thải và tiếng ồn của dự án phải được xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường; nước thải cũng phải được xử lý đạt quy chuẩn về môi trường...

Tuy nhiên, thừa nhận với PV, ông Võ cũng cho biết, đến thời điểm hiện tại, dự án trang trại của Công ty vẫn chưa có giấy phép xả thải, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. "Chúng tôi đang lập hồ sơ, xin giấy phép với cơ quan quản lý Nhà nước. Kể từ khi hoạt động chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong thời gian tới, chúng tôi cam kết tuân thủ đúng quy định pháp luật về môi trường, hoàn thiện hồ sơ sớm nhất", ông Võ nói.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm