Tag

Thói quen “cày phim” thâu đêm của người trẻ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 22/07/2023 18:00
aa
TTTĐ - Những bộ phim luôn có sức hút lớn đối với nhiều người, đặc biệt là người trẻ. Từ niềm yêu thích các bộ phim, khái niệm “cày phim” đã ra đời để nói về những người dành nhiều thời gian trong ngày cho việc xem phim. Dù vậy, việc “cày phim” thâu đêm suốt sáng đang mang tới những hệ lụy không hề nhỏ cho tới sức khỏe…
Cùng người trẻ chuyển đổi số trong quản trị văn phòng Sân chơi quốc tế cho giới trẻ Việt Nam Nhiều hoạt động tri ân của người trẻ

Thói quen khó bỏ

Bắt đầu thói quen thức khuya từ năm nhất, năm hai đại học, Lê Tố Uyên (21 tuổi, sinh viên một trường Đại học tại Hà Nội) cho biết giấc ngủ của mình thường bắt đầu từ lúc 2h, 3h thậm chí là 4h, 5h sáng và thức dậy vào buổi trưa. Một trong những lý đo dược Uyên đưa ra để giải thích vì sao mình thức khuya là sức hút từ những bộ phim dài tập. Có những hôm phải dậy sớm đi học từ 6h30 nhưng Uyên vẫn xem phim cho tới gần giờ dậy. Để có thể tỉnh táo, không ít lần cô gái trẻ phải bỏ học tiết đầu và đến lớp lúc 9h.

Cô gái 21 tuổi bộc bạch, thời điểm dịch COVID-19 phải ở quê, Uyên thường được bố mẹ nhắc nhở nên giờ giấc sinh hoạt rất khoa học. Uyên sẽ đi ngủ lúc 22h và thức dậy lúc 7h sáng. Nhưng từ khi trở lại thành phố, thời gian biểu của Uyên đều bị đảo lộn, nhất là từ khi cô gái trẻ đăng ký tài khoản tại các ứng dụng xem phim trực tuyến như Netflix, Disney+…

Thói quen “cày phim” thâu đêm của người trẻ
Thức khuya cày phim đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người trẻ

"Một bộ phim ngắn khoảng 16 - 20 tập mình thường "cày" trong 1 - 2 ngày, còn các phim dài tập thì 2 - 3 ngày. Mình xem liên tục cả ngày lẫn đêm. Một ngày chỉ ngủ 3 - 4 tiếng đồng hồ, thường xem phim đến gần 4 giờ sáng rồi đi ngủ, sau đó đến 7,8 giờ sáng mình lại dậy xem tiếp", Tố Uyên nói.

Ngoài việc thức gần như nguyên đêm, cô gái trẻ còn chẳng tha thiết gì việc ăn uống. Thức khuya xem phim nhiều khiến tinh thần của Uyên mệt mỏi, uể oải, không còn sức để làm bất cứ việc gì, khi thức dậy không muốn đi học, vào học thì mất tập trung, nhiều hôm liền khi lên lớp Uyên ngủ gật trên bàn.

“Biết việc thức đêm ngủ muộn là không tốt nên nhiều lần mình đã cố gắng ngủ sớm để đảm bảo sức khoẻ. Nhưng do không quen giấc nên không thể chợp mắt. Mình cũng không biết phải làm như thế nào nữa”, Tố Uyên nói.

Tương tự, Trần Tiến Anh (20 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trong nhiều ngày liền, nam sinh 20 tuổi chỉ ngủ được 3 tiếng bởi đi ngủ lúc 3h sáng và thức dậy lúc 6h để đến trường, chiều về lại làm thêm đến tối nên không có thời gian “ngủ bù”.

"Làm thêm đến 22h rồi mình với về nhà, sau đó tắm giặt, nấu nướng, ăn uống cũng mất hơn 2 tiếng. Xong xuôi mọi người cũng đi ngủ rồi nên mình chỉ biết nằm xem phim. Có những lúc đau đầu, mắt mỏi, người mệt nhưng phim thì hay, mình cũng quen giấc nên không thể ngủ sớm", Tiến Anh nói.

Thói quen “cày phim” thâu đêm của người trẻ
Tố Uyên đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe khi thức đêm cày phim quá nhiều

Giống như Tố Uyên hay Tiến Anh, nhiều bạn trẻ nói rằng sở dĩ họ "cày" phim từ ngày này qua tháng nọ không chỉ vì sự hấp dẫn của phim mà còn nhiều lý do khác như là biết thêm được nền văn hóa của nhiều nước; rút ra được những bài học, ứng dụng vào đời sống từ các tình huống phim… chứ không chỉ đơn giản vì phim hay, có diễn viên đẹp hay có thần tượng của mình trong phim.

Hệ lụy không thể lường trước

Khi được hỏi dành thời gian xem phim nhiều vậy có ảnh hưởng gì không, Tối Uyên cho biết có những lúc cô "cày" phim liên tục dẫn đến hai mắt bị thâm quầng và mắt rất dễ bị mỏi. Cũng vì mê xem phim mà lơ là chuyện ăn uống nên dẫn tới hậu quả là gặp vấn đề về dạ dày và tiêu hóa, phải tới bệnh viện để điều trị.

Còn với Hà Thu (24 tuổi, sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), vì là "mọt phim", xem thâu đêm suốt sáng nên mới đây cô đã phải "làm bạn" với đôi kính cận.

"Có nhiều khi phim ra trùng ngày deadline mà mình mê phim nên lao vào "cày" rồi không tập trung cho công việc. Việc đi làm muộn, uể oải trong giờ làm do "cày" phim cả đêm tới gần sáng mới là điều thường xuyên diễn ra. Bây giờ mình chỉ "cày" phim vào những ngày cuối tuần thôi", Hà Thu nói.

Trao đổi với về vấn đề này, bác sĩ Bùi Vũ Anh - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc “ngủ ngày, cày đêm” là một thói quen xấu, cực kỳ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người trẻ.

Thói quen “cày phim” thâu đêm của người trẻ
Việc “ngủ ngày, cày đêm” là một thói quen xấu và có hại cho sức khỏe

Việc thức khuya nhiều gây suy giảm trí nhớ bởi khi ngủ là thời gian não bộ được nghỉ ngơi, thức khuya sẽ làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và làm giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não. Từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, dễ cáu gắt… Bên cạnh đó, thức khuya để xem phim, nhìn vào màn hình liên tục sẽ gây giảm thị lực bởi mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi thức đêm mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện ánh sáng yếu, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể.

“Nếu thức khuya làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Thời gian sử dụng lâu thì sẽ gây khô, mỏi mắt. Nếu thức khuya sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh về mắt như loạn thị, cận thị, thoái hoá điểm vàng…”, bác sĩ Vũ Anh nói.

Ngoài ra, theo bác sĩ Vũ Anh, tác hại của việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng tới da gây ra các tình trạng xuất hiện nếp nhăn, mụn, lão hoá sớm, vùng da mắt bị thâm quầng, thiếu sức sống…

Trước những tác hại trên, bác sĩ Vũ Anh đưa ra lời khuyên, để đảm bảo sức khỏe cần ngủ đúng giờ trong khoảng 22 -23h, dậy đúng giờ, đảm bảo thời gian ngủ đủ 8 tiếng/ngày để cải thiện tâm trạng, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng ghi nhớ, hạn chế xuất hiện nếp nhăn. Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao để có cơ thể khỏe mạnh.

Đọc thêm

Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Huỳnh Mạnh Phương đại diện cho 4,7 triệu thanh niên cả nước phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ trẻ.
Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động

TTTĐ - Nói phải đi đôi với làm; luôn nỗ lực hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao; các công tác thực hiện nhiệm vụ luôn công khai, rành mạch, rõ ràng… chính những yếu tố này đã giúp anh Nguyễn Mạnh Tuân, Trưởng thôn Đầm Sản (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội) tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân. Vì thế, anh thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân hiến đất làm đường cũng như quản lý đất đai ở địa phương.
Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

TTTĐ - Dù trong thời chiến hay ở thời bình, tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh vẫn luôn phát huy tốt vai trò xung kích, sẵn sàng xông pha, đi đầu trên mọi mặt trận, đáp lời mỗi khi tổ quốc cần đến.
Xem thêm