Thói quen khó bỏ trong buôn bán động vật hoang dã ở Trung Quốc
![]() |
Khu chợ hải sản ở Vũ Hán là nơi đầu tiên có các ca nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Ảnh: Reuters)
Bất chấp lệnh cấm
Cảnh sát Trung Quốc đã thu giữ gần 40.000 động vật bao gồm sóc, chồn và lợn rừng. Điều này cho thấy thói quen và sở thích của người dân Trung Quốc đối với việc ăn thịt động vật hoang dã cũng như sử dụng các bộ phận của chúng cho mục đích y học không thể biến mất ngay được. Động vật hoang dã được cho là có liên hệ với đợt bùng phát dịch Covid-19.
Các tiểu thương buôn bán hợp pháp thịt động vật hoang dã cho biết sẽ có kế hoạch kinh doanh ngay khi lệnh cấm chấm dứt. Gong Jian, chủ trang bán động vật hoang dã trực tuyến và có nhiều cửa hàng tại khu tự trị Nội Mông cho biết: “Người dân thích mua động vật hoang dã. Họ mua để ăn hoặc làm quà vì nó sẽ khiến bạn hãnh diện”.
Gong cho biết thêm, anh vẫn đang cất giữ thịt cá sấu và thịt nai trong tủ đông cỡ lớn. Tuy nhiên, Gong sẽ phải giết tất cả những con chim cút đang nuôi vì siêu thị không mua trứng nữa.
![]() |
Khách dễ dàng tìm được các loài động vật hoang dã ở các khu chợ ở Trung Quốc (Ảnh: Daily mail) |
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra dịch Covid-19. Một số chuyên gia nghi ngờ chủng virus Corona mới xuất phát từ loài dơi và lây sang người nhờ trung gian là con tê tê.
Các ca nhiễm bệnh đầu tiên đều là các tiểu thương tại tại chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Tại chợ này, rắn, cầy hương, dơi và các loại động vật hoang dã khác được bày bán tràn lan.
Chính phủ Trung Quốc đã tạm thời cho đóng cửa tất cả các chợ bán động vật hoang dã và cảnh báo rằng việc tiêu thụ thịt rừng là mối đe dọa đối với sức khỏe và an toàn cộng đồng. Dường như điều đó cũng chưa đủ để thay đổi thị hiếu và thói quen vốn đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa của người Trung Quốc.
“Trong suy nghĩ của nhiều người, động vật để phục vụ cho con người chứ không phải cùng chung sống trên trái đất này”, Wang Song, nhà nghiên cứu động vật học đã về hưu tại Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cho biết.
Sự bùng phát của dịch viêm phổi Covid-19 đã khiến hơn 1.800 ca tử vong trên toàn thế giới, với đại đa số các bệnh nhân ở Trung Quốc. Dịch bệnh đã khơi lại cuộc tranh luận ở nước này về việc sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm và thuốc.
Trước đây, vấn đề này đã từng được nhắc đến vào năm 2003, khi hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính SARS lây lan nhanh chóng. Các nhà khoa học cho rằng virus gây dịch SARS được truyền từ dơi sang người thông qua con vật trung gian là cầy hương.
Nhiều học giả, nhà môi trường học và người dân ở Trung Quốc đã tham gia các nhóm bảo tồn quốc tế để kêu gọi cấm vĩnh viễn buôn bán động vật hoang dã và đóng cửa các khu chợ bán mặt hàng này.
Phong trào nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các bạn trẻ. “Một thói quen xấu của chúng ta là dám ăn bất cứ thứ gì. Chúng ta cần chấm dứt ăn thịt thú rừng và những ai vi phạm thì phải ngồi tù”, một người bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội Sina của Trung Quốc.
Thói quen khó bỏ
Một bộ phận người Trung Quốc vẫn thích ăn thịt động vật hoang dã vì tin rằng tốt cho sức khỏe. Chính điều này đã giúp duy trì thị trường buôn bán động vật hoang ở Vũ Hán cũng như những trang bán hàng trực tuyến phát triển mà phần lớn là bất hợp pháp.
Một khó khăn nữa gây khó khăn cho loại bỏ ngành kinh doanh động vật hoang dã này vì nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền và là nguồn thu lợi của nhiều địa phương.
![]() |
Trước khi bị đóng cửa, chợ hải sản Vũ Hán được cho là bán động vật hoang dã bao gồm chó sói, cầy hương và thậm chí cả gấu túi (Ảnh: Daily mail) |
Theo báo cáo Chính phủ Trung Quốc năm 2016, các hoạt động nuôi động vật hoang dã mang đến doanh thu 20 tỷ USD mỗi năm.
Sau đợt bùng phát dịch SARS, Cục Lâm nghiệp quốc gia Trung Quốc (NFGA) đã tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh động vật hoang dã. Tuy nhiên, việc cấp phép cho việc buôn bán 54 loài, bao gồm cầy hương, rùa và cá sấu, đồng thời nhân giống các loài có nguy cơ tuyệt chủng như gấu, hổ và tê tê vẫn được thực hiện.
Trên thực tế, giới hoạt động môi trường cáo buộc những nông trại được cấp phép chỉ là bình phong cho hoạt động mua bán động vật hoang dã trái phép, nơi động vật được phối giống để làm thực phẩm hoặc thuốc thay vì trả về thiên nhiên.
Các bộ phận từ động vật hoang dã, như mật gấu và vảy tê tê vẫn được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc. Ranh giới giữa nguyên liệu hợp pháp và không hợp pháp tại Trung Quốc vẫn rất mơ hồ.
Liên hợp quốc ước tính, mua bán động vật hoang dã trái phép toàn cầu là ngành công nghiệp trị giá gần 23 tỷ USD mỗi năm. Trong đó, Trung Quốc được đánh giá là thị trường lớn nhất.
Bài liên quan
Nhật Bản hủy lễ kỷ niệm ngày sinh Nhật hoàng vì lo ngại dịch
Facebook hủy sự kiện toàn cầu vì lo ngại virus Corona
Người châu Á bị kỳ thị vì Covid-19
Pháp ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì mắc Covid-19
Indonesia: Khẩu trang đắt hơn cả vàng
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt "có một không hai" Việt Nam - Lào

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị trường tồn của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

Việt Nam là quốc gia có tầm quan trọng chiến lược với Nhật Bản
