Tag

Thú chơi tao nhã của người Hà Nội trong “mùa xuân Covid”

Giải trí 23/02/2021 08:02
aa
TTTĐ - Tết năm nay lại đến trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tháng giêng vẫn là tháng ăn chơi, thưởng thức mùa xuân nhưng người Hà Nội đã có những cách tận hưởng thú vui của riêng mình, vừa an toàn vừa không bỏ phí một mùa khởi đầu năm mới.
Bài 5: Tinh thần thời đại của người Hà Nội

Năm nào cũng vậy, cứ cữ này hàng năm, người người lại đổ lên mạn Quảng Bá, Tây Hồ để ngắm nghía và chọn mua những cành hoa lê. Mùa đào đi qua, sắc hồng đã phai. “Ngày xuân con én đưa thoi / Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi / Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, những câu thơ ấy ai ai cũng thuộc lòng từ tấm bé.

Vài năm trở lại đây, đời sống khá lên, phương tiện vận chuyển nhiều, khoảng cách miền xuôi, miền núi như rút ngắn lại. Cảnh đẹp mùa xuân ấy không chỉ có trong những câu Kiều của Nguyễn Du nữa mà đã thực sự đi vào đời sống. Chơi hoa lê không chỉ là mốt mà còn là một cách thưởng xuân hết sức tao nhã, đặc biệt với những gia đình có điều kiện, không gian phòng khách hoặc sân vườn lớn.

Sắc hoa lê trắng tinh khôi khiến người Hà Nội mê đắm
Sắc hoa lê trắng tinh khôi khiến người Hà Nội mê đắm

Người Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là biết thưởng thức cái hay, cái đẹp. Hoa lê cũng là một trong những “phát hiện” hết sức tao nhã, tinh tế. Không giống như hoa đào trưng vào dịp Tết cho đúng không khí cổ truyền, nhanh tàn, hoa lê để được vài tháng. Những người mê loài hoa trắng tinh khôi này cho biết, cứ mua vào dịp này, một cành hoa lê có thể để trong nhà, nở hoa đến tận rằm tháng tư có khi mới là lúc tận hiến.

Chị Thu nhà ở quận Long Biên do có phòng khách rộng, trang trí hiện đại, sang trọng, nhiều khách lui tới nên mấy năm gần đây chị đều phải lựa chọn bằng được một cành lê ưng ý để trưng. Năm nay dịch bệnh, người dân rất có ý thức tuân thủ, không đến chúc Tết nhà nhau nhiều nhưng không vì thế mà chị bỏ đi thú vui này.

“Mình hạn chế ra ngoài, mọi công việc giải quyết qua mạng internet và điện thoại, bên cạnh đó còn phải trông nom các con học online nên càng phải sắp xếp, trang hoàng cho không gian ngôi nhà có nhiều sức sống, đẹp mắt để giảm bớt sự căng thẳng, tù túng”, chị Thu cho biết. Chính bởi thế, năm nay nhà chị Thu mạnh tay chi tiền mua hoa lê hơn.

Thú chơi tao nhã của người Hà Nội trong “mùa xuân Covid”

“Cứ lên Quảng Bá, lê có giá từ vài trăm cho đến chục triệu đồng một cành. Mình chỉ mua cành gần chục triệu đồng thôi nhưng thấy cũng bõ vì hoa chơi được lâu lại đẹp. Sáng sáng ra nhìn phòng khách sáng bừng màu trắng tinh khôi của hoa lê, thấy yêu đời hơn hẳn. Chồng và các con mình cũng rất thích, thấy yêu và gắn bó ngôi nhà hơn”, chị Thu tâm sự.

Nhiều người cho biết, hoa lê năm nay giá cũng tương đương năm ngoái. Có lẽ dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến kinh tế nên hàng hoa không tăng giá để vừa bán được hàng vừa giữ chân được khách quen, đồng thời cũng mang đến một mùa hoa nữa cho Hà Nội.

Trong khi đó, với những người ít có điều kiện hơn, lại thích cắm hoa, thay hoa theo ngày, theo tuần thì cũng có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Cùng “hoàn cảnh” làm việc tại nhà để trông con trong thời gian dịch bệnh Covid-19 như chị Thu, chị Loan ở Hà Đông, Hà Nội nghĩ ra cách “giết thời gian” bằng việc cắm hoa.

Những bình hoa chị Loan cắm để tạo sự mới mẻ trong ngôi nhà mỗi ngày
Những bình hoa chị Loan cắm để tạo sự mới mẻ trong ngôi nhà mỗi ngày

Khắp mấy tầng nhà, ngày ngày chị Loan bỏ thời gian, công sức ra cắm các loại hoa ở các loại lọ, bình khác nhau. Vốn là người yêu thích hoa nên từ lâu chị Loan đã tích trữ các loại lọ khác nhau, nay mang ra sử dụng, thay đổi cách kết hợp để tạo nên sự mới mẻ.

“Năm nay tuyết mai, thanh liễu, mao lương… không còn là mốt nữa nhưng vẫn có sức hấp dẫn. Mỗi hôm mình cắm một loại, thử các kiểu dáng khác nhau. Không biết cánh đàn ông thế nào chứ mình ở nhà mà không có việc gì để làm thì sẽ buồn bực lắm, nên phải tự tìm những niềm vui”. Nghĩ vậy nên chị Loan luôn làm mới không gian của mình bằng những lọ hoa.

Không phải mua mới các loại hoa theo từng ngày tránh lãng phí, chị kết hợp, đảo qua đảo lại giữa các lọ, giữa các tầng, thế là ngày nào cũng có một cái gì đó mới mẻ trong nhà. Chị nói: “Mùa xuân là mùa của các loại hoa. Tất nhiên, ai cũng thích ngắm hoa trong vườn, hoa ngoài phố hơn nhưng vì để hạn chế tiếp xúc, tránh đi lại nhiều thì thưởng thức hoa trong nhà cũng là một cách để chơi xuân”.

Thú chơi tao nhã của người Hà Nội trong “mùa xuân Covid”

Biến không gian ngôi nhà chật hẹp trở thành mới mẻ mỗi ngày, đó cũng là một cách để chị Loan và mọi người trong gia đình vực dậy tinh thần, giảm bớt buồn chán, yên tâm ở một chỗ chờ dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát trở lại.

Bên cạnh đó, chị Loan cũng tận dụng khoảng thời gian này để chế biến những món ăn ngon cho những người thân trong gia đình. Mỗi bữa ăn là một niềm háo hức mong chờ với các con khi chị hứa hẹn mang đến cho chúng những món mới, lạ miệng, lạ mắt. Còn gì vui hơn trên bàn ăn có những đĩa thức ăn đủ màu sắc, bốc khói nóng hôi hổi và có cả những lọ hoa đẹp điểm xuyết thêm cho không gian thêm ấm cúng, đậm đà.

Mỗi ngày chị Loan đều không quên chụp ảnh những lọ hoa, món ăn đưa lên mạng xã hội để ghi dấu lại khoảng thời gian gia đình ở bên nhau nhiều hơn những ngày thường. Đó cũng là cách chị động viên tinh thần bạn bè, người thân của mình.

Thú chơi tao nhã của người Hà Nội trong “mùa xuân Covid”

Nhà anh Cường (ở Gia Lâm, Hà Nội) thì lại có cách để các con bớt căng thẳng, bí bách khi phải ở nhà một khoảng thời gian dài. Không thể chủ động được công việc vì cả hai vợ chồng đều làm hành chính, đến giờ là phải ra khỏi nhà, anh để hai đứa trẻ con tự trông nhau với sự giám sát qua màn hình camera.

Cuối ngày, đặc biệt là những ngày nghỉ, anh và vợ tranh thủ khoảng thời gian thú vị này để cùng nhau đọc sách, làm việc nhà. Phải ở nhà cả ngày bọn trẻ con rất khó chịu nên cầm đến sách là ngại, vợ anh nghĩ ra cách cả nhà mỗi người đóng một vai trong câu chuyện mà cuốn sách nói đến. Thế là bọn trẻ vừa được tham gia diễn kịch vừa hiểu hơn thông điệp của mỗi câu chuyện.

Bên cạnh đó, anh Cường cho rằng đây là cơ hội tuyệt vời cho việc các thành viên trong gia đình gắn kết, giúp đỡ nhau bằng những việc làm hàng ngày.

“Trước đây các con mình cứ đi học về là ngồi xem TV nhưng bây giờ mình động viên các cháu làm việc nhà. Chẳng hạn giúp mẹ cắm cơm, rửa rau, rút quần áo, giúp bố đổ rác, lau nhà, kiểm tra, sửa chữa một số đồ lặt vặt trong gia đình. Các cháu rất vui, dần dần thành thạo việc nhà hơn và quan trọng là biết tự lập, biết san sẻ công việc với bố mẹ”, anh Cường hào hứng nói.

Đã có nhiều mùa xuân người Hà Nội đi lễ chùa, đi du xuân. Đã có nhiều mùa xuân người Hà Nội tất bật với những dự định, kế hoạch đầu năm. Vì thế, đây là năm thứ hai người Hà Nội đón một mùa xuân khác biệt nhưng không mấy bỡ ngỡ. Mỗi người, mỗi gia đình đều nhanh chóng thích nghi, sắp xếp để một mùa xuân trôi qua không lãng phí mà vẫn tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng vào một năm mới sẽ có nhiều khởi sắc.

Tọa đàm trực tuyến nâng cao văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Tọa đàm trực tuyến nâng cao văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Tự hào truyền thống hiếu học của người Hà Nội Tự hào truyền thống hiếu học của người Hà Nội
Phát huy và tỏa sáng những giá trị, vẻ đẹp, cốt cách tinh thần của người Hà Nội Phát huy và tỏa sáng những giá trị, vẻ đẹp, cốt cách tinh thần của người Hà Nội

Đọc thêm

50 năm tiếng reo vang đầy tự hào Âm nhạc

50 năm tiếng reo vang đầy tự hào

TTTĐ - “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng / Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng/ Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông / Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công / Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh”. Tròn 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng là tròn 50 năm ngày bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” ra đời. Ca khúc ngắn gọn như chứa đựng niềm vui vỡ òa đầy mong đợi của cả dân tộc…
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Đà Nẵng: Lần đầu chiếu phim lịch sử bằng 3D Mapping ngoài trời Điện ảnh

Đà Nẵng: Lần đầu chiếu phim lịch sử bằng 3D Mapping ngoài trời

TTTĐ - Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức chiếu phim 3D Mapping ngoài trời giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của thành phố xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử, tại mặt tiền tòa nhà Bảo tàng Đà Nẵng.
Cái kết trong phiên bản đặc biệt "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" Nhịp sống phương Nam

Cái kết trong phiên bản đặc biệt "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"

TTTĐ - Tại buổi giao lưu với đoàn làm phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đã tiết lộ thêm về cái kết trong phiên bản đặc biệt cũng như giải đáp nhiều thắc mắc của khán giả xung quanh bộ phim về lịch sử được trình chiếu nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Nguyễn Phi Hùng sáng tác ca khúc “Hành khúc Tuổi trẻ Việt Nam” Âm nhạc

Nguyễn Phi Hùng sáng tác ca khúc “Hành khúc Tuổi trẻ Việt Nam”

TTTĐ - Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng vừa cho ra mắt MV "Hành khúc Tuổi trẻ Việt Nam". Đây là ca khúc do chính anh sáng tác và thể hiện trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.200 người tham gia cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” Giải trí

1.200 người tham gia cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị, TPHCM, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” diễn ra vào tối nay (27/4), nhằm lan toả tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử của Đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
TP Hồ Chí Minh: Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975 Điện ảnh

TP Hồ Chí Minh: Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Tối 26/3, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), Viện Phim Việt Nam phối hợp Sở Văn hoá - Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Triển lãm "Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975".
Tài năng múa độc đáo giúp Trịnh Thị Hoa giành ngôi Á hậu 1 Giải trí

Tài năng múa độc đáo giúp Trịnh Thị Hoa giành ngôi Á hậu 1

TTTĐ - Bằng tài năng múa độc đáo, phong thái chuyên nghiệp và thần thái cuốn hút, thí sinh Trịnh Thị Hoa đã ghi điểm với Ban Giám khảo và giành ngôi vị Á hậu 1 trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân toàn năng 2025 diễn ra tại Ninh Thuận.
Tchaikovsky Night: Khi âm nhạc chạm tới trái tim Giải trí

Tchaikovsky Night: Khi âm nhạc chạm tới trái tim

TTTĐ - Với kỹ thuật điêu luyện và cảm xúc tràn đầy, nghệ sĩ violin trẻ tuổi Sara Dragan cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội và nhạc trưởng Orhan Salliel đã mang đến một hành trình âm nhạc lắng đọng và mãnh liệt, tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của âm nhạc Tchaikovsky.
Không gian văn hóa nghệ thuật lấy cảm hứng từ Hoàng thành Thăng Long Giải trí

Không gian văn hóa nghệ thuật lấy cảm hứng từ Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Bám sát chủ đề Rạng rỡ Việt Nam và bốn trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 đưa khán giả đến với không gian văn hóa đầy tính nghệ thuật thông qua sân khấu lấy cảm hứng từ Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm