Tag

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024

Tin tức 16/01/2024 08:19
aa
TTTĐ - Rạng sáng 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024, theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu.
Thủ tướng thăm, tặng quà công nhân, người lao động Công ty Kefico Thủ tướng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời sân bay Nội Bài lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời sân bay Nội Bài lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đoàn đại biểu chính thức tham gia chuyến công tác cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Vũ Hải Sản; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đỗ Ngọc Huỳnh; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung. Ngoài ra, lãnh đạo một số bộ, ngành và địa phương cùng tham gia chuyến công tác.

Chuyến công tác lần này của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện đa phương và song phương.

Hội nghị WEF Davos 2024 diễn ra từ ngày 15-19/1/2024 với chủ đề "Tái thiết lòng tin". Việt Nam là một trong 9 đối tác được WEF đề xuất phối hợp tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc gia với WEF và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong 8 lãnh đạo các nước có phiên đối thoại riêng với WEF. Điều này thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao của WEF cũng như các tập đoàn đa quốc gia đối với vai trò, vị thế, quốc tế, những thành tựu và tầm nhìn phát triển của Việt Nam.

Hội nghị WEF Davos 2024 có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID-19, có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế nhất từ trước đến nay (gần 100 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu).

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Tibor Baloghdi (thứ nhất bên trái), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass (thứ hai bên trái), và Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila (áo đỏ) tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tại sân bay Nội Bài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Tibor Baloghdi (thứ nhất bên trái), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass (thứ hai bên trái), và Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila (áo đỏ) tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tại sân bay Nội Bài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với quy mô như trên, Hội nghị là cơ hội quan trọng để nắm bắt, tận dụng thời cơ, xu thế mới; chia sẻ quan điểm, tầm nhìn về các vấn đề toàn cầu, khẳng định sự tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm của Việt Nam; thông tin rộng rãi về thành tựu, định hướng phát triển, qua đó thu hút tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực có lợi ích thiết thực với Thụy Sĩ.

Sau khi tham dự Hội nghị WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Hungary và Romania. Đây là hoạt động trao đổi đoàn ở cấp Thủ tướng Chính phủ đầu tiên giữa Việt Nam và Hungary trong 7 năm qua và với Romania là trong vòng 5 năm.

Các chuyến thăm nhằm góp phần gia tăng hơn nữa tin cậy chính trị, tăng cường và làm sống động quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Hungary và Romania; thúc đẩy và đưa những lĩnh vực hợp tác truyền thống sang một giai đoạn mới; thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh và thắt chặt hơn nữa tình cảm hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, chuyến thăm Hungary và Romania của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhằm kết nối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông Âu và giữa hai nước với ASEAN, phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đọc thêm

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn Tin tức

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước Tin tức

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Xem thêm