Tag

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội

Người Hà Nội 09/11/2022 09:06
aa
TTTĐ - Thư viện với hơn chục ngàn đầu sách báo cũ, trong số ấy phần nhiều là sách về Hà Nội được luật sư Tạ Thu Phong sưu tầm trong nhiều năm qua, lâu nay đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người nghiên cứu và thích tìm hiểu về Hà Nội.
Thư viện tư nhân góp phần phát triển phong trào khuyến đọc của Thủ đô Khởi công dự án “Tái tạo Thư viện công cộng năm 2021-2022” Hà Nội: Phát huy hiệu quả của thư viện điện tử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Kho tri thức khổng lồ

Những cuốn sách đã sờn gáy, những trang báo cũ mèm đã ngả màu qua thời gian - đó là hình ảnh mà những người yêu sách thường thấy khi tìm đến thư viện của luật sư Tạ Thu Phong trong con nhỏ 465 Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội).

Hơn 10 năm qua, nơi đây đã lưu giữ khoảng hơn chục ngàn tư liệu quý hiếm trong nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể đến là rất nhiều sách báo cũ mang giá trị lịch sử về Hà Nội. Đó là những cuốn như: Kỹ nghệ Hà Nội, Các nhà buôn của Hà Nội do người Pháp viết. Bạn đọc tới đây có thể tìm thấy những tin tức đáng chú ý trên những tờ báo được xuất bản từ những năm 30 của thế kỷ trước như thông tin về đắp đường cổ Ngư, cải tạo Ô Quan Chưởng…

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội
Anh Tạ Thu Phong đã sưu tầm những sách báo về Hà Nội nhiều năm nay

Đối với luật sư Tạ Thu Phong, việc sưu tầm nhưng sách báo cũ ấy đã trở thành thú chơi công phu từ nhiều năm nay. Lặn lội tìm đến những cao niên là người Hà Nội gốc để mua sách, hay những chuyến đi xa để “săn” sách đã “ngốn” khá nhiều tiền của của anh nhưng không vì thế mà luật sư Tạ Thu Phong ngừng sưu tầm sách báo cổ.

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội
Rất nhiều độc giả yêu thích nghiên cứu về Hà Nội đã đến đây tìm sách

Anh kể, từ khi còn là sinh viên, một lần, anh đi tìm khắp nơi một cuốn báo Thiếu niên mà hồi nhỏ được bố mua cho đọc. Phải mất bốn năm anh mới tìm được tờ báo gắn bó với tuổi thơ. Trong quá trình đi tìm tờ Thiếu niên, Tạ Thu Phong đã tìm được nhiều tờ báo cũ. Anh bắt đầu sưu tầm báo từ đấy.

Một lý do khác, ấy là Tạ Thu Phong còn mê mẩn những họa phẩm trên báo xuân, báo Tết. Anh cho biết, những trang bìa, rồi tranh minh họa trên báo trước đây rất đẹp. Từ những năm 1930, các họa sĩ tên tuổi như Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái... đều có tác phẩm vẽ cho báo.

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội
Một cuốn sách được luật sư Tạ Thu Phong lưu giữ và bảo quản

Chị Nguyễn Thu Hạnh, một độc giả thường đến thư viện này đã rất xúc động khi chứng kiến chủ thư viện bền bỉ thu thập sách báo cũ về Hà Nội qua các thời kỳ, sắp xếp và cẩn trọng bảo quản.

“Những tờ báo cũ ấy đã mang đến cho người nghiên cứu chúng tôi thông tin, kiến thức về những vỉa tầng văn hóa dày đặc của mảnh đất nghìn năm. Thư viện đã góp phần khiến những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này một lần nữa thêm hiểu và yêu quý Hà Nội”, chị Hạnh nói.

Từ sưu tầm sách đến viết sách

Sưu tầm sách báo cũ và sở hữu kho tàng kiến thức phong phú, anh Phong dần trở thành người yêu Hà Nội từ lúc nào không hay. Những trang sách báo cổ thấm đượm tình yêu Hà Nội dần dần khiến anh say mê công việc nghiên cứu và viết sách. Cuốn sách “Hà Nội chuyện xưa phố cũ” của anh đã ra đời từ một tình yêu dành cho Hà Nội. Sách gồm 39 đoản văn, bài viết biên khảo về các hoạt động của thành phố Hà Nội khoảng giữa thế kỷ 20 trở về trước.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là một biên khảo công phu, toàn diện, đáng tin cậy. Tác giả khai thác một khối tư liệu tương đối lớn về Hà Nội qua các thời kỳ, chủ yếu từ văn khố, thư viện của Pháp, được xử lý, đối chiếu cẩn thận. Không dừng lại ở đó, cuốn sách còn đề cập đến những nhân vật người Việt nổi tiếng (có không ít giai thoại) trong xã hội lúc bấy giờ như doanh nhân Bạch Thái Bưởi trong bài Chuyện ông Ký Bưởi, cô Vũ Thị Nghĩa trong bài Cô Đốc Sao - Nàng Lý Sư Sư đất Hà Thành…

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội
Anh Phong ký tặng sách "Hà Nội chuyện xưa phố cũ" cho độc giả

Anh Phong cho biết, cuốn sách không chỉ kể về những mặt sáng tối của Hà Nội, hay vẽ lên một bức tranh sinh động về nơi chốn linh thiêng hào hoa, mà còn cung cấp nhiều thông tin giá trị, không phải cuốn sách nào viết về Hà Nội cũng có được. Những nếp nghĩ, cách làm, phong tục thay đổi từ phong kiến sang thuộc địa và cả sau hòa bình đã vô tình tạo thành một bức tranh sinh động Hà Nội chuyện xưa phố cũ tỉ mỉ về một nơi chốn đầy ắp di sản văn hóa.

Thư viện sách báo cổ cho những người yêu Hà Nội
Những tờ báo cũ đã úa màu theo thời gian nhưng vẫn được chủ nhân lưu trữ rất cẩn thận

Cũng theo chủ thư viện, độc giả tìm đến đây vào các ngày cuối tuần rất đông, đa số là người thích nghiên cứu, sưu tầm. Họ người tới để đọc tài liệu, phục vụ nghiên cứu từ những cuốn sách, tờ báo cũ. Vì thế, với người yêu Hà Nội, khi tới thư viện đều có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện lý thú xoay quanh các địa danh của Hà Nội, sự biến thiên của Hà Nội qua các thời kỳ, các câu chuyện về văn hóa, lối sống của người Hà thành…

“Nghề chơi cũng lắm công phu. Việc bảo quản sách báo, lưu trữ là vấn đề quan trọng đối với người sưu tầm sách. Song với tôi, tất cả những khó khăn đó sẽ qua đi khi tôi được chia sẻ kiến thức giá trị từ những cuốn sách, báo sưu tầm được cho những người bạn cùng yêu sách và yêu Hà Nội”, anh Phong nói.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm