Tag

Thực phẩm ăn nhanh và những hiểu lầm với sức khỏe

An toàn thực phẩm 19/11/2020 21:50
aa
TTTĐ - Nhiều loại thực phẩm ăn nhanh (TPAN) đang bị sử dụng sai cách và thậm chí bị lạm dụng, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Căng-tin trường học - “miếng bánh béo bở” Cảnh báo người tiêu dùng 7 sản phẩm thực phẩm có chứa chất cấm 11 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quảng cáo trên một số website Cảnh báo 3 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe "nổ" công dụng, lừa dối người tiêu dùng

Thực phẩm ăn nhanh có từ lâu đời

Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học "Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người", do Viện Y học ứng dụng Việt Nam (thuộc Tổng Hội Y học Việt Nam) tổ chức ngày 18/11 tại Hà Nội, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết TPAN đã có mặt từ rất lâu, góp phần thay đổi nhiều khái niệm về dinh dưỡng, ẩm thực của toàn thế giới.

TS. BS. Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu bật xu hướng phát triển của thực phẩm ăn nhanh tại hội thảo.
TS. BS. Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu bật xu hướng phát triển của thực phẩm ăn nhanh tại hội thảo.

"Thực tế, TPAN rất đa dạng, chứ không chỉ là hamburger, gà rán, pizza hay thịt nguội. Ở một số quốc gia, các món bún, phở, miến, mỳ... đặc trưng của Việt Nam cũng được xếp vào danh sách TPAN, mặc dù để nấu được một bát bún, tô phở không hề "nhanh", ông Sơn nói.

Theo Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, TPAN chiếm lĩnh một phần quan trọng trong nền ẩm thực không chỉ bởi tính tiện lợi. Trái lại, TPAN thực chất có khả năng kích thích vị giác rất mạnh đối với người ăn.

"Trải qua quá trình phát triển lâu dài, các nhà kinh doanh đã đầu tư nghiên cứu, tìm cách cải thiện TPAN không chỉ về chất lượng, yếu tố ngon miệng mà còn cả việc bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Đơn cử như gà rán ở các cửa hàng ăn nhanh hiện sử dụng hàng chục loại gia vị, có quy trình chế biến bí mật mà không nhà nội trợ thông thường nào có thể làm giống 100%", ông Sơn chia sẻ.

Ngoài ra, TPAN còn có một yếu tố mang tính quyết định: khả năng bảo quản lâu, thích hợp trong nhiều hoàn cảnh. "Thời gian qua, các loại TPAN đóng gói vẫn chiếm lợi thế trong những đợt cứu trợ hướng về miền Trung nước ta. Trong khi đó, các loại đồ ăn như bánh chưng, dù chế biến rất cẩn thận, vận chuyển cấp tốc... nhưng vẫn bị hỏng chỉ sau vài ngày", TS.BS Trương Hồng Sơn cho hay.

Mì ăn liền có gây nóng người thậm chí ung thư?

Theo thống kê của Hiệp hội Mỳ ăn liền thế giới, trong năm 2019, đã có hơn 106 tỷ gói mỳ ăn liền được tiêu thụ trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ năm trong số các quốc gia tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới với khoảng hơn 5,4 tỷ gói mỗi năm.

PGS, TS, BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia, nhận định, hiện có nhiều cách hiểu sai về TPAN nói chung và mỳ ăn liền nói riêng, dẫn đến việc sử dụng sai cách, thậm chí bị lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

PGS, TS, BS Lê Bạch Mai trình bày tham luận về tác động của mỳ ăn liền trong cuộc sống hiện đại.
PGS, TS, BS Lê Bạch Mai trình bày tham luận về tác động của mỳ ăn liền trong cuộc sống hiện đại.

"Nhiều người tin rằng, mỳ ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu, vắt mỳ có màu đậm là bởi chiên bằng dầu cũ, đã sử dụng nhiều lần... Thực tế, màu sắc của vắt mỳ được chiết xuất từ củ nghệ nhằm kích thích khẩu vị. Ngoài ra, mỳ ăn liền đơn thuần đã được rút tối đa hàm lượng nước và độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại", bà Lê Bạch Mai nói.

PGS, TS, BS Lê Bạch Mai dẫn các nghiên cứu cho hay, tình trạng khó tiêu vẫn thường được đổ lỗi do mỳ ăn liền chỉ có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Đồng thời, hiện tại trên thế giới chưa ghi nhận bất cứ nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định sử dụng mỳ ăn liền gây ung thư, sỏi thận.

"Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm, thiếu dinh dưỡng, hoặc hơn nữa là có lối sống thiếu khoa học, mắc các bệnh đường tiêu hóa, đang sử dụng thuốc... thì bất cứ ai cũng sẽ bị khó tiêu, chứ không phải chỉ do mỳ ăn liền", bà Mai đánh giá.

Đồng tình với ý kiến nêu trên, có chuyên gia tại Hội thảo dẫn các nghiên cứu của WHO cho biết, bún, miến, phở chứa khoảng 3,3-6,2g muối, còn TPAN nói chung có từ 0,9-1,3g muối. Vì vậy, một số quốc gia đã xây dựng đề án hạn chế lượng muối để biến TPAN thành một trong những giải pháp giảm tiêu thụ muối chế độ ăn của người dân.

Đọc thêm

Kiểm tra đột xuất tại xưởng chế biến thực phẩm nhập khẩu An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất tại xưởng chế biến thực phẩm nhập khẩu

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 6/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH PTV Tân Thịnh Phát (Xóm Võng Phệ, xã Chu Minh, huyện Ba Vì).
Ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả An toàn thực phẩm

Ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

TTTĐ - Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố cần tăng cường thanh, kiểm tra các sản phẩm thực phẩm trên thị trường, tập trung phát hiện thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm suất ăn của công nhân An toàn thực phẩm

Siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm suất ăn của công nhân

TTTĐ - Qua quá trình tiến hành kiểm tra Công ty May liên doanh Plummy, đoàn liên ngành số 1 của TP đánh giá: Bếp ăn tập thể xuống cấp, tường trần nhà ẩm thấp; khu vực bếp hoàn toàn không có hệ thống lưới chắn côn trùng.
Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả Dinh dưỡng

Ngày đầu kiểm tra chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sữa giả

TTTĐ - Ngày đầu ra quân, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Lâm Đồng chủ trì, tiến hành kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh dược, chưa phát hiện bất kỳ trường hợp thuốc giả theo danh sách Bộ Y tế công bố và chưa phát hiện việc cơ sở kinh doanh sữa giả.
Phát hiện nhiều phụ gia "tử thần" Sodium nitrite tại kho Công ty LifeFood An toàn thực phẩm

Phát hiện nhiều phụ gia "tử thần" Sodium nitrite tại kho Công ty LifeFood

TTTĐ - Qua quá trình tiến hành kiểm tra nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống - LifeFood (KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội), đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội, do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm trưởng đoàn đã phát hiện hơn nhiều loại phụ gia không có nhãn mác, tem phụ… trong kho phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm của công ty.
Thu hồi các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng An toàn thực phẩm

Thu hồi các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo thu hồi trên địa bàn Hà Nội các loại thuốc, mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Phát hiện phụ gia độc hại nghi để “tắm” cho thực phẩm đông lạnh An toàn thực phẩm

Phát hiện phụ gia độc hại nghi để “tắm” cho thực phẩm đông lạnh

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, chiều 29/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại Công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống (Nhà máy Familyfood, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ruồi nhặng "bu kín" khu vực bếp ăn tập thể cho công nhân An toàn thực phẩm

Ruồi nhặng "bu kín" khu vực bếp ăn tập thể cho công nhân

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 29/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty May liên doanh Plummy (Khu tái định cư Hoà Phú, Xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai).
Tháng hành động vì ATTP: Tăng chế tài xử phạt, kiểm tra đột xuất An toàn thực phẩm

Tháng hành động vì ATTP: Tăng chế tài xử phạt, kiểm tra đột xuất

TTTĐ -Những vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến thực phẩm chức năng, thuốc giả, sữa giả, các bếp ăn tập thể phát hiện nhiều vi phạm không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) ngay trong “Tháng hành động vì ATTP” cho thấy công tác quản lý đang được siết chặt góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn, hạn chế tình trạng mất vệ sinh ATTP, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Bếp ăn tập thể cần "nói không" với nguồn tiêu thụ thực phẩm bẩn An toàn thực phẩm

Bếp ăn tập thể cần "nói không" với nguồn tiêu thụ thực phẩm bẩn

TTTĐ - Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ việc về thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả, liên tiếp bị phát hiện. Đáng lo ngại hơn, con đường tiêu thụ, phân phối các thực phẩm "bẩn" được đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học…với ưu thế giá rẻ.
Xem thêm