Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Biến đổi khí hậu cùng với sự ấm lên toàn cầu khiến cho tình hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp với xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ. Trong 5 năm gần đây, thế giới chứng kiến nhiều trận thiên tai thảm khốc như động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, lũ lụt tại Trung Quốc, cháy rừng tại Hoa Kỳ, mưa lũ bất thường tại Tây Ban Nha.
Gần đây nhất, ngày 28/3/2025, trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra tại Vùng Sagaing, Myanmar, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đây là trận động đất mạnh nhất tại Myanmar kể từ năm 1912, gây thiệt hại nặng nề, làm hơn 3.800 người thiệt mạng, hơn 5.100 người bị thương và mất tích phá hủy hơn 55.000 công trình. Thiệt hại kinh tế lên đến 1,9 tỷ Đô la Mỹ.
![]() |
Ông Nguyễn Thành Phương, Trưởng phòng Phòng Quản lý rủi ro thiên tai cộng đồng và Truyền thông, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai phát biểu tại hội thảo |
Không nằm ngoài quy luật của tự nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai cực đoan, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng, tài sản. Trong vòng 20 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm trên 300 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 1,0 ÷ 1,5% GDP.
Năm 2024, theo chu kỳ lặp lại của những năm Giáp Thìn, thiên tai ở nước ta xảy ra dồn dập, mang nhiều yếu tố cực đoan, vượt mức lịch sử. Tại khu vực Bắc Bộ, thiên tai xảy ra với nhiều loại hình như mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại. Điển hình như đợt mưa lớn kèm theo lũ quét, sạt lở đất vào đầu tháng 8/2024 tại khu vực miền núi phía Bắc làm 17 người chết, mất tích, hơn 2.000 nhà dân bị thiệt hại, hàng nghìn héc-ta lúa, cây hoa màu bị hư hại.
![]() |
Ông Quảng Văn Việt - Phó trưởng phòng, Phòng Công trình thủy lợi trình bày về tình hình thiên tai tại Lào Cai chia sẻ tại buổi tập huấn |
Tháng 9/2024, cơn bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 70 năm qua tại đất liền đã đổ bộ trực tiếp vào nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với 26 địa phương khu vực miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ: 345 người chết và mất tích; gần 2.000 người bị thương; gần 400.000 nhà bị hư hỏng, ngập nước, hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp, thủy sản bị ngập úng hư hỏng và rất nhiều thiệt hại khác về tài sản; Ước tính tổng thiệt hại trên 81.800 tỷ đồng.
Sau bão Yagi cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với ngành Giáo dục, nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng trong đó thiệt hại về người nặng nề nhất là hai tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.
![]() |
Các giáo viên trao đổi, thảo luận xây dựng cách thức lồng ghép nội dung PCTT vào môn học |
Chia sẻ tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Thành Phương, Trưởng phòng Phòng Quản lý rủi ro thiên tai cộng đồng và Truyền thông, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết: Để hướng tới một xã hội an toàn trước thiên tai, trước tiên cần được xây dựng từ những con người hiểu biết, có kiến thức và kỹ năng về phòng, chống thiên tai, mà trước tiên cần phải bắt đầu từ nhóm đối tượng là các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Ông Phương cho biết, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”, trong đó đã xác định nhiệm vụ lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo, giảng dạy các cấp học.
![]() |
Quang cảnh buổi tập huấn |
Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2024 - 2029. Ngay sau khi chương trình được ký kết, các đơn vị chức năng đã phối hợp triển khai xây dựng kế hoạch năm 2024, 2025 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Trong đó, có hoạt động nổi bật như tổ chức các hội thảo vùng cho các khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam dành cho Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố; tổ chức 11 lớp tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai vào chương trình các môn học, hoạt động ngoại khóa cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Thuận; tổ chức các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa trong trường học như cuộc thi vẽ tranh, tranh tường, cuộc thi Rung chuông vàng "cùng em phòng chống thiên tai, kiến tạo tương lai bền vững" tại các tỉnh Phú Thọ, Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng và chuỗi các sự kiện Tuần lễ Quốc gia PCTT tại tỉnh Lào Cai....
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Việc tuyên truyền, giáo dục phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp học là cách tiếp cận bền vững, phù hợp, để nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm giảm thiểu những rủi ro do thiên tai gây ra. Đây chính là thông điệp của Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025: “Cộng đồng an toàn, bền vững, thích ứng thiên tai”.
Tin liên quan
Đọc thêm

Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án

Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm

Vietcap ra mắt dự án vì cộng đồng Go Green Go Up: Vững xanh tài chính, phủ xanh Việt Nam

Lâm Đồng: Hoa màu thiệt hại do trận mưa đá hiếm gặp

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C

Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát

Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa

Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C

Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ
