Tin tức trong ngày 10/7: Cơ quan Nhà nước ở TP HCM bố trí không quá 1/3 số cán bộ ở trụ sở
Cơ quan Nhà nước ở TP HCM bố trí không quá 1/3 số cán bộ ở trụ sở
Ngày 9/7, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản khẩn về việc thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị Nhà nước trong thời gian thành phố áp dụng phong tỏa toàn địa bàn theo Chỉ thị 16.
Lãnh đạo thành phố giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí không quá 1/3 số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại trụ sở. Riêng lực lượng vũ trang, ngành y tế TP HCM đảm bảo 100% quân số.
Tùy theo tính chất hoạt động và chương trình công tác, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phân công người làm việc phù hợp, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được yêu cầu làm việc trực tiếp tại trụ sở.
Đối với các đơn vị đặc thù trực thuộc UBND TP, sở, ban, ngành TP, và UBND TP Thủ Đức, quận, huyện. Người đứng đầu các đơn vị trên phải báo cáo nhu cầu bố trí cán bộ, công viên chức, người lao động làm việc tại trụ sở, nộp danh sách về Sở Nội vụ trong hôm nay.
![]() |
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP HCM bố trí không quá 1/3 số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại trụ sở |
UBND TP đề nghị việc phân công, bố trí số lượng cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 các cấp và cán bộ công an, quân đội phù hợp với yêu cầu công tác.
Thành phố cũng yêu cầu dừng toàn bộ cuộc họp tại cơ quan công sở, trừ cuộc họp về chống dịch; xử lý các vấn đề cấp bách của đơn vị và phải đảm bảo dưới 10 người một phòng. Các đoàn thanh tra, kiểm tra cần thiết phải hạn chế số người.
Các đơn vị có trách nhiệm bố trí người làm việc trực tuyến tại nhà theo thời hạn quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức cư trú tại vùng phong tỏa.
Việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ, thủ tục hành chính sẽ thông qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến.Trong trường hợp cấp bách cần giải quyết trực tiếp thủ tục hành chính, UBND TP giao Văn phòng UBND TP theo dõi, hướng dẫn nếu có vướng mắc
Đà Nẵng chi hơn 92 tỷ hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Ngày 9/7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng có tờ trình gửi UBND TP về hỗ trợ cho người có công cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ kinh doanh và người lao động.
Sở này đề xuất hỗ trợ người có công cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội 1 triệu đồng/người/lần; Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo 500.000 đồng/người/lần. Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần.
Đối tượng được hỗ trợ là giáo viên, nhân viên trường mầm non tư thục, bảo mẫu nhóm trẻ; lái xe, phụ xe của các tuyến xe buýt trợ giá của thành phố; Nhân viên làm việc ở các sơ sở lưu trú, điểm kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm; Thợ cắt tóc, người dọn vệ sinh, giúp việc gia đình và bán vé số...
Hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề được hỗ trợ hơn 3,7 triệu đồng/người/lần. Đối với hộ kinh doanh tại các chợ đêm được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ/lần. Tổng kinh phí dự kiến đề xuất hỗ trợ là hơn 92,8 tỷ đồng.
Hà Nội xét nghiệm toàn bộ người về từ TP HCM từ ngày 23/6
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế trên địa bàn, nhằm tăng cường giám sát người về từ vùng dịch.
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn thành phố giám sát, quản lý chặt người từ TP HCM và các tỉnh, thành phố có dịch, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc. Với các trường hợp tiếp xúc gần với F0 phải cách ly y tế tập trung bắt buộc, xét nghiệm theo quy định đối với F1.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển đến các vùng dịch và TP HCM. Trong trường hợp bắt buộc phải đến với mục đích công việc, phải được cấp có thẩm quyền cho phép, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.
Với những người đã đến TP HCM từ ngày 23/6 đến 7/7, cơ quan y tế địa phương lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc vi rút SARS-CoV-2, khuyến cáo người dân tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc đến khi đủ 14 ngày kể từ ngày cuối cùng rời TP HCM và có kết quả xét nghiệm âm tính.
![]() |
Hà Nội xét nghiệm toàn bộ người về từ Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23/6 |
Theo Sở Y tế Hà Nội, thống kê trên phần mềm khai báo y tế, từ ngày 23/6 đến 7/7, Hà Nội có 6.002 người về từ TP HCM.
Hiện tại, Hà Nội quy định, với người về từ vùng dịch, thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trừ trường hợp đi công tác công vụ trở về Hà Nội và tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế. Sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày tiếp theo.
Nếu có sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc biểu hiện mất vị giác... phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, trạm y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe phù hợp. Những người về từ vùng dịch phải thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ ba và ngày thứ sáu kể từ ngày đi từ vùng dịch về.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

68 cán bộ Công an Lâm Đồng xin nghỉ hưu trước tuổi

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai
