Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao sức cạnh tranh
![]() |
Sự bùng nổ làn sóng FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng hàng hóa chưa hình thành một cách đầy đủ, đồng bộ; phát triển rời rạc, lạc hậu, do vậy sức cạnh tranh các doanh nghiệp yếu kém khi vươn ra “biển lớn”.
Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp có cách tiếp cận và tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đã tổ chức Diễn đàn “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và Chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp”. Nhận định tại diễn đàn diễn ra vào ngày 21/8, các chuyên gia cho rằng, chỉ có hiện đại hóa, tối ưu hóa chuỗi cung ứng hàng hóa thì các doanh nghiệp Việt mới tăng tính cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.
Còn mang dáng dấp bao cấp
Lợi thế về địa chính trị, dân số trẻ, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam lại đang phải đối diện với những thách thức như tính cạnh tranh không cao, trong khi chi phí điều chỉnh, tuân thủ và chi phí logistic rất cao. Dù doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện nhiều về giá trị gia tăng của hàng hóa song mới chỉ 47% doanh nghiệp Việt Nam có lợi nhuận.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đầu tư ngày càng thuận lợi gắn với lợi thế cạnh tranh và dịch vụ kết nối đã tạo ra những mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Một sản phẩm có khả năng mang thương hiệu quốc gia này nhưng lại được sản xuất ở một quốc gia khác và có mặt trên thị trường nhiều nước. Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì đó là một hành trình mà không phải ai cũng nắm rõ.
Nói về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chỉ rõ, chuỗi cung ứng toàn cầu không còn xa lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cách đây 30 năm, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 180 nước và thu hút vốn đầu tư trên 100 quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tham gia chuỗi cung ứng thứ cấp nên giá trị gia tăng không cao. Hiện mới chỉ có 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi con số này ở Thái Lan là trên 30% và ở Malaysia là 46%. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý.
![]() |
Các chuyên gia thảo luận và cũng giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến cách tiếp cận khách hàng và thị trường, quản lý tồn kho và vốn hoạt động, nhận diện và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng |
“Một trong những yếu kém nổi bật và rõ rệt nhất chính là chuỗi cung ứng hàng hóa tại Việt Nam. Nó còn mang dáng dấp của nền cung ứng thời bao cấp và của nền sản xuất nhỏ lẻ; chưa hình thành một cách đồng bộ và đầy đủ mà phát triển rời rạc và lạc hậu. Chính vì thế, khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, chuỗi cung ứng của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu, khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta yếu kém”, PGS. TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.
Cần tối ưu hóa bằng công nghệ mới
Hiện chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý.
Đánh giá về vấn đề này, ông Daniel Wong, nguyên Phó Chủ tịch quản lý logictics và chuỗi cung ứng tại Bắc Thái Bình Dương, nguyên CEO Longview Fiber, giảng viên Đại học Portland (Mỹ) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều “khoảng trống” đặc biệt là về kiến thức. Họ đang thiếu các chuyên gia. Vì vậy, họ cần có thêm những kỹ năng quản lý để đáp ứng được các nhu cầu quản lý doanh nghiệp. Do đó, để tối ưu hóa được chuỗi cung ứng, giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế, Việt Nam cần hình thành được một chuỗi cung ứng hàng hóa không chỉ phục vụ tốt mục tiêu sản xuất trong nước mà phải làm tốt, phục vụ tốt việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Việt Nam phải hiện đại hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt là áp dụng được những kỹ thuật mới của Công nghệ 4.0.
Với mong muốn cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam những giải pháp tối ưu chuỗi cung ứng, đẩy mạnh chiến lược cạnh tranh, ông Jay Fortenberry, một trong 20 nhà quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới, nguyên Phó Chủ tịch Tập đoàn Honeywell, giảng viên Đại học Portland và Chủ tịch Fortenberry Group đã chia sẻ, doanh nghiệp cần quản lý được những chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng, quản lý được nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần kiểm soát được dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đó mới có thể tạo ra được lợi nhuận và làm hài lòng các bên liên quan.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Võ Trí Thành cho hay, để thay đổi diện mạo, Việt Nam cần phải cải thiện được hệ thống logistic, hệ thống phân phối hay cung ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao quản trị, bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra việc quản trị tốt, năng suất lao động sẽ tăng từ 10%– 15%.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Thần tốc, táo bạo xây dựng Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa
