Tag
Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023

Tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi

Người Hà Nội 26/10/2023 23:00
aa
TTTĐ - Tối 26/10, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) đã tổ chức Lễ Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc với nhiều hoạt động hấp dẫn
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học trao Bằng chứng nhận nghề dệt lụa Vạn Phúc là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới lãnh đạo phường Vạn Phúc

Với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập”, Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 diễn ra nhiều nội dung, chương trình đặc sắc, hấp dẫn, bao gồm: Lễ rước tôn vinh Tổ nghề với chủ đề “Cội nguồn văn hóa làng nghề”; Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống Hà Nội; Hội thi và trưng bày ảnh về Vạn Phúc; Hội thi sản phẩm thiết kế sáng tạo tiêu biểu; trình diễn áo dài với chủ đề “Duyên dáng lụa Hà Đông” cùng các hoạt động bảo tồn di sản và biểu diễn văn hóa đặc sắc ca trù, múa rối nước, thi và trải nghiệm viết thư pháp, trò chơi dân gian, trải nghiệm ẩm thực…

Tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Vạn Phúc được UBND TP Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Văn Chiến cho biết: Tuần Văn hóa là dịp để quảng bá với du khách trong và ngoài nước, Nhân dân các địa phương về nét văn hóa đặc sắc của làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc. Từ đó, sự kiện giúp phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của quận Hà Đông trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, nâng cao và phát triển vị thế của công nghiệp văn hóa Thủ đô và quận Hà Đông; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Hà Đông, các điểm đến hấp dẫn, lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể, sản phẩm văn hóa ẩm thực…

Cũng theo ông Phạm Văn Chiến, Tuần Văn hóa Du lịch, Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức và Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch, Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023

Việc tổ chức các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo, Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.

Tại lễ khai mạc, nghề dệt lụa Vạn Phúc đã được trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Vạn Phúc được UBND TP Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc.

Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn 1.000 năm trước, do bà A Lã Thị Nương - một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc truyền dạy cho dân làng.

Từ khi mới ra đời, lụa Vạn Phúc đã trở thành một mặt hàng được ưa chuộng bởi sự khéo léo, tinh tế của bàn tay và tâm hồn người thợ kết tinh vào trong từng thước vải. Lụa Vạn Phúc có điểm kỳ lạ là mặc mùa hạ thì mát, mùa đông thì ấm. Vì vậy, không phải vô cớ mà lụa Vạn Phúc thường xuyên được dùng cung tiến cho các vua quan để may phẩm phục.

Lụa Vạn Phúc cũng đã 2 lần được người Pháp mang đi đấu xảo tại Paris và Marseille vào năm 1932 và 1938. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nghề dệt lụa Vạn Phúc vẫn trụ vững trong suốt 10 thế kỷ qua và ngày càng phát triển, trở thành nghề truyền thống nổi tiếng của đất Kinh Kỳ, niềm tự hào của người dân làng Vạn Phúc nói riêng và toàn quận nói chung.

Lụa Vạn Phúc giờ đây không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm