TP Hồ Chí Minh: Giá gạo không tăng và đảm bảo nguồn cung
Theo báo cáo của Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, giá gạo tiêu dùng trên địa bàn thành phố vẫn giữ mức ổn định, không có hiện tượng biến động mạnh. Đặc biệt, giá mặt hàng gạo tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023 không có điều chỉnh tăng giá. Cụ thể, giá bán lẻ mặt hàng gạo tẻ thường trung bình trong tháng 7/2023 ở mức 15.900 - 16.000 đồng/kg; Gạo tẻ ngon từ 19.500 - 20.900 đồng/kg; Gạo nếp thường 22.600 đồng/kg; Gạo nếp ngon 27.500 đồng/kg...
![]() |
Tại TP Hồ Chí Minh giá gạo không tăng và đảm bảo nguồn cung |
Ông Ngô Hồng Y, Trưởng Phòng Quản lý thương mại - Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến cuối năm, thành phố luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải đảm bảo nguồn cung, đảm bảo lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí trung gian, vận hành hiệu quả hoạt động hệ thống phân phối các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó có mặt hàng gạo.
Vì vậy, thành phố tiếp tục tập trung thực hiện đôn đốc doanh nghiệp bình ổn thị trường xây dựng phương án tạo nguồn hàng, thu mua, dự trữ… đúng tiến độ, kế hoạch (trong đó lượng hàng bình ổn thị trường mặt hàng gạo cung ứng ra thị trường tháng thường 3.311 tấn/tháng, tháng Tết Giáp Thìn 2024 là 4.525 tấn/tháng); Đảm bảo sản lượng gạo cung ứng ra thị trường đầy đủ, giá bán ổn định để phục vụ người dân.
Đồng thời, thành phố tổ chức bán hàng lưu động để ứng phó mọi tình huống biến động sốt giá cục bộ.
Trong thời gian tới, để tăng sức mua cho thị trường, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cũng khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại theo nhóm, chuỗi để cùng liên kết, phối hợp chia sẻ chi phí, mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích lớn hơn.
Đồng thời, Sở cũng đã tăng cường tổ chức các buổi làm việc, các buổi họp để kết nối các doanh nghiệp và ghi nhận những ý kiến đóng góp, cập nhật những xu hướng, thông tin thị trường để lên kế hoạch tổ chức các sự kiện.
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình khuyến mãi tập trung Shopping Season 2023 từ ngày 15/6/2023. Chương trình đợt 1 đã diễn ra được nửa giai đoạn, đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2023 đạt 102.314 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng 5 và tăng 11 % so với cùng kỳ năm 2022; Tháng 7 đạt 103.857 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng 6 và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.
“Thống kê sơ bộ, tới nay, đã có hơn 3.100 doanh nghiệp với khoảng gần 8.000 chương trình khuyến mại hưởng ứng theo chương trình khuyến mại tập trung, số lượng doanh nghiệp tham gia tăng 7,9% và số lượng chương trình tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khoảng 30% số chương trình khuyến mại tập trung có hạn mức khuyến mại vượt 50%, nhất là các nhóm hàng tiêu dùng, thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, văn phòng phẩm”, ông Ngô Hồng Y cho biết thêm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”
