Tag

TP Hồ Chí Minh phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 6 - 6,5%

Kinh tế 03/12/2021 09:22
aa
TTTĐ - Sau 1,5 ngày diễn ra Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bế mạc. Các đại biểu đã thông qua Nghị quyết Hội nghị với mục tiêu hướng đến điều chỉnh linh hoạt các giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh sau dịch bệnh.
Đề xuất Bộ Quốc phòng duy trì lực lượng hỗ trợ y tế TP Hồ Chí Minh đến hết tháng 12 TP Hồ Chí Minh tạo đột phá để phát triển kinh tế, xã hội sau đợt dịch thứ tư TP Hồ Chí Minh: Tập trung 9 giải pháp kéo giảm các loại tội phạm Tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh hiện nay ra sao?
Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2022 từ 6 - 6,5%

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết, hội nghị thống nhất đánh giá năm 2021 là năm rất đặc biệt, chưa từng có tiền lệ, khi phải ứng phó với đại dịch Covid-19. Toàn hệ thống chính trị cùng Nhân dân thành phố đã chung sức đồng lòng, nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch; Từng bước vượt qua thử thách và đến nay đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, bước vào giai đoạn “bình thường mới”.

Từ thực tiễn ứng phó với đại dịch, hội nghị đã thống nhất rút ra một số bài học rất quan trọng. Những bài học kinh nghiệm bước đầu này vô cùng quan trọng, sẽ được tiếp thu, vận dụng, cụ thể hóa trong chiến lược y tế và kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố thời gian tới. Trước mắt, bổ sung vào chiến lược y tế, chiến lược an sinh xã hội, truyền thông, khoa học công nghệ.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, hội nghị đã xem xét, thảo luận và cơ bản đồng tình chủ đề của thành phố năm 2022 là: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp. Đồng thời, thống nhất về mục tiêu tổng quát và 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cùng với 7 nhóm giải pháp và 21 nhiệm vụ cụ thể Ban Cán sự Đảng trình hội nghị. Toàn hệ thống chính trị sẽ tập trung nỗ lực cao nhất phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 từ 6% - 6,5%.

Bí thư thành phố cũng cho biết, trong các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra cho năm 2022, nhiều ý kiến tập trung ưu tiên trước hết cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19; Kiên trì, chủ động, nhất quán với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”. Cùng với đó là từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, an toàn, trọng tâm, trọng điểm theo chiến lược, kế hoạch và 7 nội dung đã thảo luận thông qua. Trước mắt chú trọng triển khai Đề án phát triển TP Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Cần nhận thức đây là cơ hội lớn mà thành phố phải tận dụng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội để đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm, ưu tiên triển khai các dự án trọng điểm, có tính cấp bách về y tế, giáo dục, nhà ở, kết nối giao thông và chuỗi cung ứng giữa thành phố với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…

Linh hoạt giải pháp theo tình hình mới

Đề cập đến Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh chia sẻ, hội nghị đã thảo luận, cơ bản thống nhất các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, với tinh thần: Không thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đề ra, trên cơ sở điều chỉnh một số nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên phù hợp với yêu cầu tình hình mới.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung phát triển kinh tế số, chú trọng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động; Sớm hoàn thành phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án, chương trình đột phá, trọng điểm của thành phố đã bị chậm lại do đại dịch; Tăng cường năng lực quản trị, quản lý đô thị hiện đại, chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, khơi thông các nguồn lực phát triển.

“Điều chỉnh linh hoạt các giải pháp hướng đến mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, trong đó ưu tiên thúc đẩy các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, hoạt động xuất khẩu, xây dựng, thương mại, du lịch thông minh. Quán triệt nghiêm túc quan điểm phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế; Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”; Phát huy giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình, của cộng đồng và xã hội; Nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, nghĩa tình, trọng công lý và đạo lý xã hội như đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo”, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Cũng theo Bí thư Thành ủy thành phố, hội nghị đã thống nhất với Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu về quan điểm lập quy hoạch, lưu ý đánh giá đầy đủ vị trí kinh tế - chính trị của thành phố; Bối cảnh và các tác động từ bên ngoài đến sự phát triển của thành phố; Các cơ hội liên kết giữa thành phố với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, với các trung tâm kinh tế biển và với cả nước. “Cần phải chủ động phối hợp, cập nhật thông tin bảo đảm tính thống nhất, liên kết, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch và các ngành, lĩnh vực trong vùng, liên vùng, bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch Quốc gia...”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên lưu ý.

Trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện

Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là xem xét, cho ý kiến về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, hội nghị thống nhất đánh giá từ sau Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đến nay, hệ thống chính trị đã có chuyển biến rất rõ, trước hết là vai trò trách nhiệm, ý thức phục vụ Nhân dân vô điều kiện; Tinh thần đoàn kết, thống nhất, chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã duy trì nền nếp công tác, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; Từng bước lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, triển khai công tác cán bộ theo phương án Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI; Chỉ đạo giải quyết kịp thời nhiều vấn đề tồn đọng...

Tuy vậy, cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, tổ chức bộ máy của thành phố còn bộc lộ nhiều bất cập, giữa dân số với bộ máy quản lý, nhất là về y tế cơ sở. Đội ngũ cán bộ, có cả cán bộ cốt cán từng cấp vẫn còn có lúc, có người, có việc thiếu trách nhiệm, tâm huyết, thiếu bản lĩnh; Một số có biểu hiện tiêu cực, né tránh, ngại khó, ngại khổ.

Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, hội nghị đã thảo luận và cơ bản thống nhất chủ đề về công tác xây dựng Đảng năm 2022 là: "Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phát huy tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên”.

Hội nghị cũng đã thống nhất với 8 nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp chủ yếu. Trong đó đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các quy định, kết luận, chỉ đạo của Trung ương và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021. Cùng với đó là tăng cường công tác xây dựng Đảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân; Củng cố hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở tinh, gọn; Chủ động đề xuất những biện pháp thiết thực tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân…

Đọc thêm

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước đồng loạt đi xuống từ 15 giờ ngày hôm nay (5/5).
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

TTTĐ - Bộ Chính trị yêu cầu đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước; nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế...
Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh? Doanh nghiệp

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

TTTĐ - Theo báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng quý 1 năm 2025 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy tổng nhu cầu vàng theo quý (bao gồm cả thị trường phi tập trung - OTC) là 1.206 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce.
Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh Thị trường - Tài chính

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá, kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, do đó cần có các giải pháp đột phá để phát triển khu vực này.
Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan Thị trường - Tài chính

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

TTTĐ - Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng Doanh nghiệp

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng

TTTĐ - Thời điểm chuyển mùa, đặc biệt là bước vào cao điểm nắng nóng, luôn là giai đoạn ghi nhận mức tiêu thụ điện tăng cao tại Thủ đô Hà Nội. Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo về nguy cơ hóa đơn tiền điện của hộ gia đình tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao, nhất là đối với các thiết bị làm mát như điều hòa, tủ lạnh...
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng Kinh tế

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 cũng như một số sự kiện, nhiệm vụ quan trọng khác trong thời gian tới.
Xem thêm