Tag

Trẻ em - những công dân số truyền cảm hứng, tạo sự thay đổi tương lai

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 22/03/2021 18:18
aa
TTTĐ - Ngày 22/3, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam (Young Voices in Vietnam). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội do Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) và Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thuỵ Điển tài trợ.
Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… MSD ghi dấu ấn bằng liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư tại Việt Nam Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Từ thiện phát triển - xu hướng trong và sau đại dịch Covid-19 MSD công bố khoản tài trợ trị giá 1.250.000 USD góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Việt Nam
Trẻ em - những công dân số truyền cảm hứng, tạo sự thay đổi tương lai
Trẻ em nêu ý kiến về quyền của mình

Trong năm 2020, MSD và Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) đã công bố báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam. Khảo sát do MSD điều phối triển khai từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020 với sự tham gia của 1.692 trẻ em từ 11 đến 16 tuổi ở 7 tỉnh, thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ em, từ đó, xem xét thực trạng thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ.

Lắng nghe để hiểu và đồng cảm cùng trẻ em

Buổi chia sẻ đầu tiên trong chuỗi sự kiện được thực hiện sáng 22/3 tại trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Cục Trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, giáo viên, đại diện phụ huynh và gần 700 sinh trường THCS Nam Từ Liêm và THCS Nguyễn Đình Chiểu.

Chuỗi hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện tại các tỉnh thành phố: Hải Phòng, Lào Cai, Huế, Đăk Lăk, TP Hồ Chí Minh và Tiền Giang trong tháng 4/2021.

Phát biểu khai mạc, bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm nhấn mạnh: “Lắng nghe trẻ em để hiểu, đồng cảm và chia sẻ là hoạt động luôn được nhà trường quan tâm chú trọng. Thông qua Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam do Viện MSD thực hiện, nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ, khó khăn của các em về cuộc sống, gia đình, học tập, phát triển… đã được bày tỏ.

Hôm nay, các em không chỉ được nghe, xem mà sẽ tiếp tục được bày tỏ ý kiến của mình với người lớn, với các tổ chức chính trị, xã hội. Những suy nghĩ, phát biểu của các em sẽ là cơ sở để ngày càng nhiều người hiểu hơn, từ đó góp phần tích cực thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hoạt động, đảm bảo thực hiện Quyền Trẻ em trong toàn xã hội”.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD
Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD chia sẻ: “Chúng ta vẫn nói trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Thời đại công nghệ số, trẻ em đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Trẻ em là các công dân số đóng góp cho môi trường mạng lành mạnh an toàn, là các đại sứ về môi trường, những người có trách nhiệm bảo vệ bản thân, bảo vệ bạn bè khỏi bạo lực, xâm hại, bắt nạt… Đồng thời, các em cũng là những người truyền cảm hứng và tạo nên sự thay đổi.

Quyền tham gia của trẻ em đã được khẳng định. Chúng tôi rất hạnh phúc vì Báo cáo Khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam đã có được sự tham gia nhiệt thành của trẻ em. Báo cáo khảo sát đã phản ánh được thực trạng, các điều các em quan tâm, mong muốn và đòi hỏi quyền của mình, sau đó, được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Trẻ em, Cục An toàn thông tin, các Vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội… quan tâm, lắng nghe, hành động và phản ánh trong việc xây dựng các chương trình quốc gia vì trẻ em, các chính sách liên quan đến trẻ em.

Chuỗi sự kiện Hội thảo Tiếng nói trẻ em là sự kiện chứng tỏ những người lớn, các ban ngành liên quan đang báo cáo lại kết quả với các em và đối thoại các vấn đề của trẻ em để các chính sách liên quan tới trẻ em tiếp tục được cải thiện, quyền tham gia của trẻ em được thực hiện".

Trẻ em lên tiếng

Hội thảo đã giới thiệu 15 phát hiện nổi bật của khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam và chia sẻ quá trình báo cáo đã được sử dụng để tham vấn và xây dựng các chương trình, chính sách quốc gia vì trẻ em, với sự tham gia tích cực của trẻ em. Đồng thời, hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến, câu hỏi, vấn đề được đặt ra bởi chính các em học sinh.

Trẻ em nêu ý kiến
Trẻ em nêu ý kiến

“Học sinh được học về Quyền Trẻ em, bố mẹ có thể biết nhưng bố mẹ rất ít khi cho trẻ thực hiện quyền tự do ngôn luận. Nếu bố mẹ nhắc mà con nói lại thì bố mẹ kêu là bất hiếu. Em thấy quyền trẻ em có nhưng chưa được lan tỏa, chưa được thực hiện”, em M.T học sinh trường THCS Nguyễn Đình Chiểu nói.

Ở khía cạnh bình đẳng giới, em Tiến Sơn, học sinh lớp 8, trường THCS Nam Từ Liêm chia sẻ: “Hiện tại ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng trọng nam khinh nữ. Nhiều gia đình vẫn muốn sinh con trai, nữ giới thì không dám nói ra. Trong các bữa tiệc gia đình, giới nữ phải dọn dẹp còn nam giới thì ngồi chơi, như thế em thấy không hợp lý. Em biết một chị rất thích chơi trống nhưng bố mẹ bảo “mày là con gái không nên chơi trống” sau đó lại quay ra cậu con trai hỏi có muốn chơi trống không? Làm thế nào để giải quyết hiện tượng này?”.

Các em học sinh hào hứng nêu ý kiến
Các em học sinh hào hứng nêu ý kiến

Trong một câu chuyện khác, em Y.T, học sinh lớp 6, trường THCS Nam Từ Liêm cho biết: “Bố mẹ em hay so sánh con với “con nhà người ta”. Mỗi lần nghe thấy câu đấy, em rất ức chế, nổi điên lên và muốn cãi lại bố mẹ”.

“Bố mẹ nhiều khi cũng làm sai. Nếu nói ra bố mẹ lại bảo là bất hiếu, bố mẹ cũng hay sử dụng các hình thức trừng phạt khiến em chỉ có thể im lặng hoặc làm theo bố mẹ”, em T.Đ, trường THCS Nam Từ Liêm kể.

Phản hồi lại các vấn đề trẻ em nêu ra, bà Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội phát biểu: “Các em hoàn toàn có quyền tham gia và thuyết phục bố mẹ lắng nghe mình. Tuy nhiên, khi thấy bố mẹ nói sai, làm sai, trẻ em nên bình tĩnh trao đổi, giải thích với bố mẹ.

Các em hãy sử dụng kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em, đọc cho bố mẹ nghe và cùng chia sẻ để bố mẹ hiểu được quyền của các em; Tôn trọng tiếng nói và trân trọng sự tham gia của các em.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Đại diện Quốc hội
Bà Nguyễn Thanh Hải đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội

Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục lắng nghe những ý kiến của các em, sau khi chương trình hôm nay kết thúc. Các em vẫn có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình thông qua các thầy cô giáo, qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - tổ chức đại diện cho tiếng nói của các em. Các em cũng hoàn toàn có thể gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 để được hỗ trợ mọi lúc”.

Những công dân số có trách nhiệm trong tương lai

Về vấn đề mất an toàn trên internet đang rất được các bạn học sinh quan tâm, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: “Thực tế, trẻ em đôi khi còn sử dụng Internet nhiều hơn người lớn. Tôi đánh giá rất cao việc trẻ em đã quan tâm và lên tiếng trong Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam. Các em học sinh hãy học hỏi các kỹ năng để trở thành các công dân số có trách nhiệm.

Các em chính là người quyết định có tham gia vào việc bắt nạt trên mạng, gây ra các tổn thương đến các bạn hay không. Mong rằng các em hãy lên tiếng để bảo vệ chính bản thân và các bạn mình, cùng nhau xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn”.

Ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin
Ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin

Phát biểu phản hồi và tổng kết, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em khẳng định: “Sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em.

Chúng tôi đánh giá cao các kết quả Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam đã cung cấp, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình hành động vì trẻ em. Quyền của trẻ em cần được bổ sung bằng các mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong cộng đồng, gia đình, nhà trường, không chỉ ở Hà Nội mà còn ở mọi tỉnh thành trên cả nước.

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em

Trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng các hoạt động dành cho các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ để bố mẹ cũng phải học hỏi, học cách lắng nghe, tôn trọng và đảm bảo quyền của con, em mình.

Chúng tôi luôn cùng các cơ quan quản lý Nhà nước khác, trường học, các tổ chức xã hội sẵn sàng tiếp tục lắng nghe, tiếp thu và hành động để thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em Việt Nam”.

Chương trình Gia đình Việt của MSD tập trung vào các nỗ lực hỗ trợ quyền của trẻ em và gia đình về Giáo dục Quyền trẻ em, Quản trị quyền trẻ em, Giáo dục công dân toàn cầu, Công dân số, đại sứ bảo vệ môi trường Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại, Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và thanh niên…

Đọc thêm

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Huỳnh Mạnh Phương đại diện cho 4,7 triệu thanh niên cả nước phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ trẻ.
Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động

TTTĐ - Nói phải đi đôi với làm; luôn nỗ lực hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao; các công tác thực hiện nhiệm vụ luôn công khai, rành mạch, rõ ràng… chính những yếu tố này đã giúp anh Nguyễn Mạnh Tuân, Trưởng thôn Đầm Sản (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội) tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân. Vì thế, anh thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân hiến đất làm đường cũng như quản lý đất đai ở địa phương.
Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

TTTĐ - Dù trong thời chiến hay ở thời bình, tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh vẫn luôn phát huy tốt vai trò xung kích, sẵn sàng xông pha, đi đầu trên mọi mặt trận, đáp lời mỗi khi tổ quốc cần đến.
Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương

TTTĐ - Chiến thắng ngày 30/4/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Người trẻ hôm nay nhớ đến đại thắng này không chỉ với lòng biết ơn vô hạn mà họ đang nỗ lực làm tốt công việc của bản thân với trọng trách tiếp bước truyền thống cha anh xây dựng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm