Tag
Ứng xử văn hóa nơi công cộng

"Trên đường đi lễ xuân đầu năm" rộn những bước chân vui

Người Hà Nội 20/02/2024 15:30
aa
TTTĐ - "Năm nay đi lễ, đi hội đông nhưng mà rất vui, không còn phải phiền lòng vì cảnh chen lấn, xô bồ, "chặt chém". Mọi người ôn tồn, nhã nhặn, hòa chung không khí lễ hội vui tươi. Vì thế, những hoạt động này đi vào thực chất, đậm nét văn hóa.
Vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình Lãnh đạo TP xuống đồng động viên nông dân cấy vụ Xuân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khai bút đầu Xuân tại Hà Nội

Ở khía cạnh tâm linh, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng vui vẻ vì khởi đầu một năm mới thuận lợi", chị Nguyễn Thị Thu (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) hào hứng bày tỏ về cảm nhận sau khi đi lễ, đi hội đầu năm Giáp Thìn 2024.

Vui vẻ, văn minh, an toàn, tổ chức bài bản và nghiêm túc, khoa học, đó chính là cảm nhận của đông đảo người dân khi tham gia đi lễ, đi hội đầu xuân này.

Tổ chức bài bản, nghiêm túc

Bản chất của việc đi lễ, đi hội đầu năm là mong cầu một năm hanh thông, thuận lợi. Trong khi đó, lễ hội mở ra vừa nhằm giáo dục truyền thống, tưởng nhớ công lao của tiền nhân vừa là không gian để Nhân dân vui chơi trong những ngày đầu xuân năm mới.

Một điều không kém phần quan trọng nữa, lễ hội hay du lịch tâm linh cũng là một trong những hoạt động đóng góp cho "ngành công nghiệp không khói" của mỗi địa phương. Do đó, hầu hết các nơi diễn ra lễ hội đầu năm hoặc những địa điểm có đông người đến lễ bái, vãn cảnh du xuân đều tập trung công tác chuẩn bị về mọi mặt để thu hút được đông đảo người dân quan tâm.

Là một trong những địa phương tổ chức lễ hội một cách khá bài bản tại Hà Nội, huyện Mê Linh năm nay tiếp tục được du khách dành cho những lời khen ngợi. Anh Hoàng Anh (trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết mình rất hài lòng khi đến hội Đền Hai Bà Trưng.

Du khách đến lễ bái tại đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội)
Du khách đến lễ bái tại đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội)

"Ở đây, Ban Tổ chức bố trí rất hợp lý. Bên khu vực đền chỉ dành riêng cho phần lễ bái, tìm hiểu thông tin và tri ân, tưởng nhớ công đức Hai Bà và các tướng lĩnh. Phần bán hàng ăn uống, quà tặng, đồ chơi được đặt cách biệt hẳn ra, giúp cho nơi thờ tự trang nghiêm không bị ảnh hưởng bởi sự xô bồ, náo nhiệt bên ngoài.

Như vậy, việc tổ chức sắp xếp này đáp ứng được cả phần lễ và phần hội, đảm bảo nhu cầu cho người dân. Nếu đến đâu cũng được như hội Đền Hai Bà Trưng thì cuộc du xuân rất mĩ mãn", anh Hoàng Anh cho biết.

Đề cao yếu tố văn minh khi tham gia hoạt động tâm linh, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) cũng trịnh trọng đặt tấm biển khuyến cáo người dân thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Cùng với việc phân luồng giao thông, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện an toàn đối với hoạt động chèo đò chở khách, áp dụng vé điện tử, lễ hội lớn và kéo dài bậc nhất miền Bắc ngày càng cho thấy sức hút của mình.

Lễ hội tại chùa Hương đề cao ứng xử văn minh nơi công cộng
Lễ hội tại chùa Hương đề cao ứng xử văn minh nơi công cộng

Trong khi đó, giá nghỉ trọ, đồ ăn uống khá "hữu nghị", thể hiện tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của tiểu thương cho thấy việc quản lý lễ hội hoàn toàn có thể thực hiện hiệu quả nếu các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nghiêm túc, tuyên truyền, phổ biến và tạo sự đồng thuận cao của những người làm dịch vụ.

Điều này cũng chính là kết quả của nhiều năm tích cực triển khai quy tắc ứng xử của người Hà Nội nói chung và quy tắc ứng xử nơi công cộng nói riêng.

Trong khi đó, ngày 19/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Chỉ thị nhấn mạnh vào việc tập trung 9 nhiệm vụ xây dựng văn hoá người Hà Nội.

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới... được chú trọng.

Đi lễ, đi hội là hoạt động nơi công cộng đầu năm thu hút rất đông đảo người tham dự và việc tổ chức lễ hội, tham gia lễ hội như thế nào cũng là thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, Nhân dân Hà Nội và cũng là vì lợi ích và sự phát triển văn hóa của mảnh đất này.

Người dân hài lòng và đồng thuận

"Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ, hành xử thiếu văn hóa của người dân khi tham gia đi lễ, đi hội. Một trong số đó có thể kể đến công tác tổ chức của địa phương, địa điểm mà người ta đến.

Chẳng hạn không minh bạch về giá cả, trông giữ xe bát nháo, "cò mồi" hoạt động ngang nhiên, các tệ nạn phát sinh, hiện tượng "chặt chém"... khiến người ta bức xúc và không kìm nén được thì cũng có thể gây nên những hành động mất bình tĩnh.

Người dân đi lễ đầu xuân với tâm trạng vui vẻ, phấn khởi
Người dân đi lễ đầu xuân với tâm trạng vui vẻ, phấn khởi

Còn khi công tác tổ chức bài bản, hoạt động lễ bái, xem hội, vãn cảnh... diễn ra không vướng mắc gì thì không ai muốn "sửng cồ" hay thái độ khó chịu gì. Khi đã được hòa nhịp vào bầu không khí văn minh mà ai đó thiếu văn hóa thì đương nhiên người đó sẽ chịu sự lên án, phán xét của đám đông xung quanh", bà Trần Thị Cúc, cán bộ hưu trí tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết.

Năm nay, cảm nhận của phần đông người dân khi đi lễ chùa, đi hội là nét văn minh được nâng cấp thấy rõ. Chị Thu Phương (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết từ những ngày đầu năm mới mình đã hòa vào dòng người đi lễ Phủ Tây Hồ.

Chị kể: "Có đông đúc, có chen chúc thật nhưng hầu như không mấy ai gặp phải cảnh khó chịu, bực dọc. Chúng tôi bình tĩnh vì đông thì đông chung, cứ theo dòng người đi vào, đến lượt mình thì lễ bái thật nhanh tránh ảnh hưởng đến người khác, chỗ nào không đến tận nơi được thì vái vọng. Rồi chúng tôi lại theo dòng người đi ra. Ai cũng hiểu là đông đúc, phải tuần tự mới đến lượt, nhanh vội càng chỉ làm rối lên, lâu hơn mà thôi.

Đặc biệt, tôi thấy việc nói tục, chửi bậy, xả rác đã hạn chế rất nhiều. Người dân hiểu được những hành động đó tại đám đông là không nên và tại chốn linh thiêng thì càng không nên nữa, do đó hầu hết mọi người đi lễ với tâm trạng rất nhẹ nhàng, dễ chịu".

Năm nay, xuân đến với thời tiết ấm áp, dễ chịu, đặc biệt thích hợp cho người người, nhà nhà diện những tà áo dài vừa đi vãn cảnh, chúc Tết vừa du xuân, lễ bái. Bởi vậy, hiện tượng váy ngắn, trang phục hở hang "tranh thủ" đi lễ không còn nhiều nữa.

Thay vào đó, người dân rất quý trọng và ưu tiên chọn lựa trang phục truyền thống của dân tộc như áo dài, áo bà ba để đi lễ. Hình ảnh này vừa đẹp mắt vừa tô điểm thêm cho không khí lễ hội đầu năm những nét đặc sắc, đậm đà văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Mong rằng, từ những khởi đầu hết sức thuận lợi này sẽ mở ra một năm mới với nhiều thành công trong văn hóa của người Hà Nội.

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm