Tag

Triển lãm “Thành xưa Phố cũ” kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô

Văn hóa 06/10/2023 12:36
aa
TTTĐ - Sáng 6/10, kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023) Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp tổ chức triển lãm “Thành xưa Phố cũ”.
Triển lãm 5 di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Hoa dọc mùng" - triển lãm tranh khắc gỗ ấn tượng của Dương Xuân Quyền Khai mạc triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" lần thứ 18

Những tư liệu quý về xây dựng, quy hoạch Hà Nội xưa

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đánh dấu những bước thay đổi quan trọng của Hà Nội dưới sự tác động của người Pháp trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quy hoạch, xây dựng.

Đại biểu tham dự khai mac triển lãm
Đại biểu tham dự khai mac triển lãm

Sau khi chiếm được Hà Nội, người Pháp đã nhanh chóng thực hiện ý tưởng biến Hà Nội thành một thành phố kiểu Châu Âu với việc chọn hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm và điểm xuất phát cho kế hoạch này.

Tại đây, người Pháp đã bắt đầu cho xây dựng các cơ quan hành chính đầu não của bộ máy chính quyền thực dân các cấp của Hà Nội như: Tòa thống sứ Bắc Kỳ, Tòa Đốc lý Hà Nội, Nhà băng Đông Dương, Sở Bưu điện Hà Nội xung quanh đại lộ Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng), phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền và Hàng Khay) và đại lộ Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền)…

Triển lãm “Thành xưa Phố cũ” kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô

Đặc biệt, cùng với kế hoạch phá hủy thành Hà Nội, người Pháp đã từng bước xây dựng một trung tâm chính trị lớn mang tính biểu tượng của chính quyền thực dân trên toàn cõi Đông Dương tại khu vực phía Tây thành Hà Nội.

Những tuyến phố mới theo kiểu Châu Âu đã được mở, như: Phố Victor Hugo (nay là Hoàng Diệu), Đại lộ Carnot (nay là Phan Đình Phùng), đại lộ Nationale (nay là phố Chu Văn An), Đại lộ Républicque (nay là phố Hoàng Văn Thụ), phố Brière del’Isle (nay là phố Hùng Vường), đại lộ Puginier (nay là phố Điện Biên Phủ), đại lộ Giovaninelli (nay là phố Lê Hồng Phong)…

Bên cạnh đó, trên khu vực này, người Pháp đã cho xây dựng Phủ Toàn quyền Đông Dương (1901 - 1905), Sở Tài chính Đông Dương (1925 - 1928), Trường Albert Sarraut (1915).

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Hà Nội thời kỳ này, ngoài một số công trình được giữ lại như: Kỳ Đài, Đoan Môn, thành bậc rồng trước thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc - minh chứng của một thời kỳ lịch sử huy hoàng đã qua thì người Pháp đã cho quy hoạch và xây dựng lại diện mạo của thành phố. Một đô thị truyền thống kiểu Á Đông đã dần biến đổi và giao hòa với những không gian mới, kiến trúc mới kiểu phương Tây. Những khu phố mới, những trung tâm chính trị, hành chính mới được xây dựng lên. Người Pháp cũng đã dần mở rộng thành phố về phía Tây và phía Nam.

“Thành xưa Phố cũ” là triển lãm phối hợp thực hiện giữa Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Qua tài liệu lưu trữ, đặc biệt là khối tài liệu tiếng Pháp, triển lãm tập trung làm nổi bật những diễn biến, thay đổi của Hà Nội trên lĩnh vực quy hoạch, xây dựng trong khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Thêm yêu từng con đường, góc phố Hà Nội

Phát biểu khai mạc triển lãm, đồng chí Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết:

Hà Nội của chúng ta đã đi qua những chặng đường lịch sử lâu dài với biết bao thăng trầm, biến đổi. Quá trình vận động đó đã tạo nên một thành phố đầy bản sắc, mà chúng ta không thể không kể đến một giai đoạn quan trọng đánh dấu sự giao thoa và phát triển mạnh mẽ của Hà Nội: Đó là những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi người Pháp tiến hành quy hoạch và mở rộng thành phố Hà Nội.

đồng chí Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phát biểu khai mạc triển lãm
Đồng chí Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phát biểu khai mạc triển lãm

Triển lãm “Thành xưa Phố cũ” tập hợp các hình ảnh, tư liệu quý giá, hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và các đơn vị, nhằm giới thiệu tới công chúng quá trình quy hoạch, xây dựng của Hà Nội giai đoạn này, với sự chuyển đổi công năng của Thành Hà Nội và hình thành các tuyến phố mới.

Một đô thị truyền thống kiểu Á Đông đã dần thay đổi và giao hòa với những không gian mới, kiến trúc mới kiểu phương Tây. Những khu phố mới, trung tâm chính trị, hành chính mới được xây dựng với đường thẳng tắp, đại lộ rợp bóng cây và những công trình kiến trúc tiêu biểu còn lưu giữ đến ngày hôm nay.

Trong quá trình quy hoạch đó, một số di tích quan trọng của tòa thành đồ sộ may mắn vẫn được giữ lại như: Kỳ Đài (Cột cờ Hà Nội), Chính Bắc Môn, Hậu Lâu và các cổng hành cung… hiện nay thuộc khu di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Trong khuôn khổ triển lãm, Ban tổ chức đã cố gắng lựa chọn, giới thiệu một phần các tài liệu, hình ảnh tiêu biểu trong khối tư liệu đồ sộ, minh chứng cho lịch sử phát triển của Hà Nội; Đặc biệt chú trọng gắn kết mối liên hệ giữa việc thay đổi không gian thành Hà Nội với việc quy hoạch, mở rộng các khu phố mới và toàn Thành phố Hà Nội.

Đại biểu tham quan triển lãm
Đại biểu tham quan triển lãm

Hiểu về giai đoạn phát triển này của Hà Nội để thêm yêu từng con đường, góc phố Hà Nội, một thành phố Á Đông có sự giao thao văn hóa mạnh mẽ, nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính và bản sắc độc đáo của mình.

PGS, TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: "Hôm nay, trong những ngày mùa thu Tháng Mười lịch sử, tôi rất vui mừng có mặt tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long để tham dự lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Thành xưa phố cũ”.

Cuộc triển lãm do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).

Triển lãm “Thành xưa Phố cũ” kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô

Triển lãm “Thành xưa phố cũ” gợi cho chúng ta nhớ về những ký ức của Hà Nội xưa, gắn với một giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Triển lãm giới thiệu khoảng 150 tài liệu, gồm 2 chủ đề: “Thành bên Phố” và “Phố phường Hà Nội - Giao lộ Đông Tây”. Các chủ đề đã giới thiệu khái quát về không gian của thành Hà Nội thời Nguyễn; Những công trình mới được xây dựng tại khu vực Thành; Các con phố mới được mở ra xung quanh.

Thành Hà Nội giữ vai trò trung tâm chính trị, quân sự, hành chính cao nhất của Tổng trấn Bắc thành, quản lý khu vực Bắc Bộ Việt Nam (1802 - 1831), rồi tỉnh Hà Nội (từ năm 1831) đến khi bước đầu có sự can thiệp của người Pháp (1873 và 1882), từng bước thay đổi diện mạo, không gian; Đồng thời cung cấp những tư liệu về quá trình quy hoạch của người Pháp tại Hà Nội; chính sách xây dựng công trình mới của người Pháp; Chính sách xây dựng các khu phố Tây và quy hoạch lại các khu phố cũ.

Triển lãm “Thành xưa Phố cũ” kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô

Triển lãm cũng đã giới thiệu chi tiết một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn của công trình kiến trúc Pháp trong lòng đô thị như: “Phủ Toàn quyền Đông Dương”; “Ga Hà Nội”; “Trường Albert Sarraut”; “Sở Tài chính Đông Dương”; “Sở Bưu điện Hà Nội”; “Tòa án Hà Nội”; “Tòa án Thành phố”; “Tòa Thống sứ Bắc Kỳ”.

Trong đó giới thiệu nhiều tư liệu quý giá, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và nhiều đơn vị khác, tiêu biểu là các tài liệu như: Bản đồ thành Hà Nội năm 1873”; “Sơ đồ thành Hà Nội năm 1831”; “Bản dụ của Vua Đồng Khánh”; Các Bản đồ Hà Nội 1902, 1915, 1936, 1942… cho thấy sự thay đổi của địa giới Hà Nội, trong quá trình, quy hoạch, mở rộng của người Pháp.

Trong không gian khu di sản Hoàng thành Thăng Long, hy vọng triển lãm sẽ đem đến cho du khách những hiểu biết về lịch sử Hà Nội, những dấu ấn kiến trúc và sự giao thoa văn hóa của Hà Nội giai đoạn này, để Hà Nội bước vào những chặng đường lịch sử hào hùng tiếp theo của mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945 và mùa thu Giải phóng Thủ đô tháng mười năm 1954.

Nhân dịp này tôi cũng xin thay mặt Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cảm ơn các anh chị em cán bộ khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã gìn giữ những di sản khảo cổ quý giá của cha ông để lại, cảm ơn cán bộ các Trung tâm Lưu trữ thuộc Cục Văn thư lưu trữ nhà nước đã gìn giữ những tài liệu lưu trữ quý giá, bảo tồn cho thế hệ mai sau".

Triển lãm mở của phục vụ du khách tham quan từ ngày 6/10/2023 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, số 19 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài Văn hóa

Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài

TTTĐ - Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã mang đến một đêm trình diễn thời trang đầy cảm xúc với 6 bộ sưu tập đặc biệt trong chương trình “Sông Cầu - Mạch nguồn di sản” có sân khấu nổi giữa lòng sông Cầu, đường catwalk dài hơn 58m.
Xem thêm