Triển vọng tươi sáng của nền kinh tế cửa khẩu
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan gian hàng bên lề Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2019
Bài liên quan
Khởi nghiệp và sáng tạo - Cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Đông Bắc
Ra mắt sách “Trường học hay trường đời”
RMIT thăng hạng mạnh mẽ trên bảng xếp hạng Times Higher Education
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành chứng kiến lễ trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư |
Mở rộng cơ hội đầu tư
Đánh giá đây là sự kiện lớn của tỉnh, trong suốt thời gian chuẩn bị diễn ra Hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn liên tục kiểm tra, đôn đốc các công tác như khánh tiết, tuyên truyền cổ động, chuẩn bị nội dung và các hoạt động bên lề, đảm bảo Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp. Đây không chỉ là ngày hội lớn, gửi gắm nhiều kì vọng của doanh nghiệp và nền kinh tế trong tỉnh nói riêng mà còn là hướng đi chiến lược của đời sống kinh tế xã hội phục vụ nhân dân Lạng Sơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh cố gắng của tỉnh Lạng Sơn trong việc kêu gọi đầu tư xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra, Lạng Sơn cần có các cơ chế, chính sách phù hợp để các nhà đầu tư, doanh nghiệp có những ưu đãi trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Tỉnh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tập hợp, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại, quảng bá nét đẹp của vùng đất và con người xứ Lạng. Với chủ đề “Lạng Sơn – điểm đến thành công của nhà đầu tư”, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin của 37 danh mục dự án của tỉnh giai đoạn 2019 – 2025.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan gian hàng bên lề hội nghị |
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng vui mừng cho biết: "Tại Hội nghị, có 102 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 105.000 tỷ đồng. Trong đó gồm: 8 dự án đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, 9 dự án hạ tầng giao thông, đô thị, xã hội, 9 dự án thương mại, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao, 9 dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn và 1 số dự án thuộc các lĩnh vực khác".
Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân, bà Lâm Thị Phương Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn cho biết, tỉnh Lạng Sơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư có một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển và thịnh vượng.
"Chúng tôi luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến khảo sát, hợp tác đầu tư vào tỉnh. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lạng Sơn sẽ đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân phát huy sức mạnh, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh", bà Lâm Thị Phương Thanh nhấn mạnh.
Động lực để đối mặt với cạnh tranh
Không chỉ có tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, Lạng Sơn còn là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài. Chính vì thế, Lạng Sơn được xem là thành phố cửa khẩu sầm uất bậc nhất miền Bắc với các hoạt động thương mại biên giới diễn ra sôi động.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan gian hàng bên lề hội nghị |
Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, với hệ thống giao thông rất thuận tiện nối liền với các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, Lạng Sơn đã và đang trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào thi ca như: Động Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, Giếng Tiên, Tô Thị, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Chi Lăng, Bắc Sơn… có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều khu, điểm du lịch đang được đầu tư. Tiềm năng đất đai của tỉnh Lạng Sơn còn rất lớn có khả năng phát triển nông lâm nghiệp bền vững, nhất là phát triển lâm nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Thưởng, nhiều lợi thế của tỉnh chưa được phát huy. Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lạng Sơn năm 2019 là sự kiện quan trọng, diễn đàn để quảng bá, giới thiệu về các tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan gian hàng bên lề hội nghị |
Có thể nói, cùng với “Hội nghị Xúc tiến đầu tư” lần này, các chính sách và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh trong giai đoạn hiện nay đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Lạng Sơn. Càng thuận lợi hơn khi mà UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Phát triển doanh nghiệp Lạng Sơn đến năm 2025 với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù mà doanh nghiệp ngoài tỉnh không có được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chủ động nhìn nhận, đánh giá lại năng lực tài chính, khả năng quản trị để đón nhận các cơ hội đầu tư to lớn mà sự kiện này mở ra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải sẵn sàng tâm thế đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại

Tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản

4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 88 nghìn lao động

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024

Công cụ quản lý tài chính nhóm minh bạch, đơn giản và tiện lợi

Đồng hành, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động

Hanoisme được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất

Chọn gói MobiFone - Đăng ký dễ dàng, trúng quà liền tay

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tích cực
