Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế
Kinh tế hợp tác xã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tính đến ngày 31/5/2022 toàn tỉnh Long An có 216 hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp, với 5.589 thành viên tham gia. Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là HTX có vai trò quan trọng phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hằng năm, lĩnh vực KTTT đóng góp trung bình vào khoảng 0,15% GDP của toàn tỉnh.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, đến nay, 16 HTX điểm và 4 HTX điển hình về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 3 cây, 1 con (cây lúa, thanh long, rau và con bò) trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò “cầu nối” liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho thành viên, doanh thu cho HTX, tạo việc làm cho nhiều lao động.
![]() |
Nhiều loại hoa quả của Long An được chào bán trên mạng xã hội |
Sau một thời gian triển khai, các HTX điểm, điển hình đã trở thành điểm sáng trong hướng phát triển đột phá về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Long An.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, hiện nay Nhà nước đã có những ưu đãi, cùng với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với sự phát triển của các HTX.
Vì vậy, HTX không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên; doanh thu, lợi nhuận của các HTX tăng, tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên, góp phần ổn định đời sống của người dân.
Đặc biệt, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều HTX đã chủ động áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng nhiều (đặc biệt là các HTX nông nghiệp đã hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của vùng).
Các HTX thực hiện liên kết chuỗi, liên kết với 14 các siêu thị, doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. Một số HTX đã chủ động nghiên cứu, mở rộng thị trường, không những trong nước mà còn xuất khẩu…
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Long An còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, công tác tuyên truyền vận động thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên ở các ngành, các cấp, chưa mở rộng đều ở các xã, các thành phần kinh tế, chưa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao động.
Khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh phát triển về chất lượng nhưng hiệu quả còn thấp, số lượng HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả chưa nhiều, khả năng đóng góp cho ngân sách nhà nước hạn chế.
Phần lớn các HTX, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất hàng hóa không đồng đều, chưa năng động, chậm khắc phục khó khăn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.... Năng lực hoạt động của các HTX không đồng đều, trình độ lao động còn thấp; phát triển thiếu tính bền vững, không ổn định…
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Một trong những mô hình HTX kiểu mới ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế là HTX Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Tân Thành (huyện Thủ Thừa, Long An).
Nhờ ứng dụng công nghề cao, HTX Tân Thanh sản xuất nhiều loại cây ăn trái như na Thái (na Hoàng Hậu) có thị trường tiêu thụ ổn định. Các thành viên HTX chủ động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ, hệ thống tưới tiêu tự động, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
![]() |
HTX Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Tân Thành (huyện Thủ Thừa, Long An). |
Ông Trần Ngọc Sung - HTX Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Tân Thành cho biết : “Các thành viên HTX thường xuyên tham gia học tập và chia sẻ kỹ thuật chăm sóc na Thái và thanh long ruột đỏ.
Đặc biệt, HTX cung cấp vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ cho các thành viên và yêu cầu thành viên cam kết không sử dụng phân, thuốc hóa học. Sản phẩm của HTX luôn được khách hàng ưa chuộng và có giá cao trên thị trường”.
![]() |
Cây Na thái trồng với ứng dụng khoa học công nghệ mang lại giá trị kinh tế cao |
Theo Sở Công Thương tỉnh Long An, để giúp các mặt hàng nông sản vươn ra thị trường ngoài tỉnh sở chủ động tổ chức nhiều hội chợ, xúc tiến thương mại đối với hàng hóa nông sản được sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng đến kênh phân phối, siêu thị, hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh.
Đặc biệt, sản phẩm hữu cơ có mặt tại các siêu thị uy tín như: Co.op Mart, Điện máy xanh… phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại địa bàn đông dân cư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các thị trấn, thị tứ, khu dân cư… rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
Ngành chức năng của tỉnh Long An cũng yêu cầu doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, HTX, kênh phân phối bán lẻ, nông dân tích cực khai thác các kênh quảng bá như: Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp, phiên chợ nông sản an toàn đồng thời các HTX sản xuất nông nghiệp, nông dân cần kiên trì xu hướng sản xuất an toàn, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng để sản xuất ổn định bền vững.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan

Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng
