Việt Nam tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng địa điểm kinh doanh tốt nhất thế giới
Việt Nam ở đâu trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế? Báo chí nước ngoài tiếp tục đánh giá cao sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam |
Đây là kết quả từ bảng xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (EIU).
Bảng xếp hạng của EIU đo lường mức độ hấp dẫn của hoạt động kinh doanh tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ với 91 chỉ số quan trọng.
Trong bảng xếp hạng EIU, Singapore duy trì vị trí là môi trường kinh doanh hàng đầu thế giới trong năm thứ 15 liên tiếp và sẽ tiếp tục là nơi tốt nhất để hoạt động trong 5 năm tới.
Singapore đạt điểm tuyệt đối trong các chính sách với đầu tư nước ngoài, kiểm soát ngoại hối và ngoại thương.
Singapore cũng là quốc gia đạt điểm cao nhất về mức độ sẵn sàng công nghệ - dấu hiệu cho thấy có các chính sách của chính phủ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp. Chính phủ nước này cũng đi tiên phong trong việc triển khai các giải pháp công nghệ cao trong các dịch vụ công.
Canada và Đan Mạch đều được xếp ở vị trí thứ 2. Ngoài ra, có 4 quốc gia Châu Âu cùng với Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc) và New Zealand nằm trong top 10.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các nền kinh tế khu vực gồm Australia, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc lọt vào top 20 trong danh sách này.
Việt Nam là quốc gia có động lực lớn nhất trên toàn thế giới, tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng. EIU nhận định “Việt Nam có sự cải thiện đáng kể nhất về mức độ hấp dẫn của hoạt động kinh doanh” , có động lực lớn nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng.
Bên cạnh Việt Nam, những quốc gia cải thiện nhiều nhất trong bảng xếp hạng còn có: Thái Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ và Costa Rica. Trong đó, Thái Lan tăng 10 bậc, Ấn Độ tăng 6 bậc.
Sụt giảm lớn nhất là ở Trung Quốc, Bahrain, Chile và Slovakia. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia tụt hạng nhiều nhất trên toàn cầu, tụt 11 bậc so với một năm trước đó.
Cũng theo EIU, Bắc Mỹ và Tây Âu vẫn là những khu vực tốt nhất trên thế giới để kinh doanh.
Châu Á đứng thứ 3, tiếp đó là Đông Âu, trong khi Mỹ Latin nhỉnh hơn một chút so với Trung Đông và Châu Phi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo
