Xuất hiện "con đường thần linh" tại Thánh địa Mỹ Sơn
![]() |
Xuất hiện "con đường thần linh" tại Thánh địa Mỹ Sơn (Ảnh: V.Q) |
Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K khu di tích Mỹ Sơn.
"Con đường thần linh" của người Chăm
Theo Tiến sĩ Lê Đình Phụng, Hội Khảo cổ học Việt Nam, đây là lần đầu tiên giới khảo cổ trong nước biết đến một "con đường thần linh” của người Chăm xưa đi vào hành lễ tại Mỹ Sơn (địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên).
Ông Phụng cho rằng đây là phát hiện cực kỳ quan trọng, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của Mỹ Sơn với hàng loạt kiến trúc được xây dựng sau thế kỷ X như nhóm tháp K, H, G hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ như E4.
Trước đó, vào các năm 2017 - 2018, khi nhóm chuyên gia Ấn Độ tu bổ, tôn tạo tháp K đã ghi nhận tháp có hai cửa Đông và Tây. Ở phía đông tháp K có hai đoạn tường bao của một con đường hướng về nhóm tháp E và F.
Đến tháng 6/2023, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp Viện Khảo cổ học đào thăm dò 20m² tại khu vực quanh tháp K nhằm xác thực những thông tin về dấu tích kiến trúc trên.
Qua đào thăm dò, cả hai đơn vị đã phát hiện hai đoạn của các tường bao kéo dài từ tháp K về phía đông, tạo thành con đường hướng vào các khu tháp E và F.
![]() |
Theo Tiến sĩ Lê Đình Phụng, Hội Khảo cổ học Việt, đây là lần đầu tiên giới khảo cổ trong nước biết đến một "con đường thần linh” của người Chăm xưa đi vào hành lễ tại Mỹ Sơn (Ảnh: V.Q) |
Những tư liệu thu được đã giúp đoàn công tác xác định kiến trúc đường dẫn này là phát hiện mới về những vết tích chưa từng được biết đến ở Mỹ Sơn trong lịch sử tồn tại của di tích.
Ngày 1/3 vừa qua, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K do Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp Viện Khảo cổ học (Bộ VH-TT&DL) triển khai, tổng diện tích 220m² (diện tích thăm dò 20m² và diện tích khai quật 200m²). Thời gian kéo dài 2 tháng, sẽ kết thúc ngày 29/4.
Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết trong khu vực khai quật, đơn vị liên quan đã phát hiện cấu trúc của một đoạn kiến trúc đường dẫn phía đông tháp K dài 20m, theo hướng Đông - Tây lệch về phía Bắc 45º.
Theo đó, tổng chiều dài con đường tính từ chân tháp K là 52,5m, rộng phủ bì 9m gồm lòng đường và hai bức tường xếp gạch bo hai bên; lòng đường rộng 7,9m, bề mặt bằng phẳng; cấu tạo từ cát sỏi và gạch vụn được đầm chặt, có độ dày từ 0,15 - 0,2m.
Trong 4 hố thăm dò, tổng diện tích 20m² (mỗi hố có kích thước 5 x 1m = 5m2) đều phát hiện dấu tích kiến trúc đường dẫn.
"Đường đi của các vị thần Ấn Độ giáo"
Theo Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, việc phát hiện con đường đã làm cơ sở cho những phỏng đoán về chiều dài con đường không chỉ dừng lại ở vị trí hiện tại mà còn có thể dẫn đi xa hơn.
Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm - Lê Trí Công cho rằng con đường này có thể kéo dài 500 - 600m sang đến khu F.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, Viện Khảo cổ học, (chủ trì dự án kết quả thăm dò, khai quật đợt này) khẳng định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm khu đền tháp Mỹ Sơn ở thế kỷ XII mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ - lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến.
![]() |
Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết trong khu vực khai quật, đơn vị liên quan đã phát hiện cấu trúc của một đoạn kiến trúc đường dẫn phía đông tháp K dài 20m (Ảnh: V.Q) |
Con đường này kéo dài trên một khoảng không gian hơn 500m, khởi đầu từ tháp K hướng đến khu vực sân trước khu tháp F.
Hiện tại, qua kết quả thăm dò, khai quật trong hai năm 2023 - 2024 có thể xác định chắc chắn cấu trúc của con đường từ tháp K đến khu suối cạn ở về phía đông, cách tháp K khoảng 150m.
“Con đường này có nhiều chức năng có thể là thần đạo (đường đi của các vị thần Ấn Độ giáo), đường hoàng gia (đường dành cho vua chúa và tăng lữ Champa) đi vào Mỹ Sơn cúng tế. Tóm lại, đây là con đường thiêng, con đường dẫn thần linh, vua chúa và tăng lữ đi vào không gian thiêng Mỹ Sơn”, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, thông tin.
Ông Ngô Văn Doanh, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm cho rằng việc phát hiện con đường thần linh rất quan trọng, nên cần tiếp tục nghiên cứu đến tận cùng trước khi bảo tồn nguyên gốc, nguyên trạng phế tích này. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phát huy tốt hơn giá trị lịch sử văn hóa di tích, tổ chức đưa đón du khách theo đúng con đường di sản người Chăm đã để lại. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người dân nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin chính thống

Để an toàn lao động trở thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp...

Báo chí Hà Nội cần tăng cường định hướng dư luận, củng cố niềm tin trong Nhân dân

Báo chí Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè

Tạm dừng công tác điều hành đối với 3 Chủ tịch UBND xã

Hà Nội siết chặt các phương án ứng phó thiên tai từ cơ sở

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS
