Tag

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 02/04/2025 09:00
aa
TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái
Trao yêu thương đến với học sinh, người dân nghèo vùng cao Yên Bái Trao yêu thương đến với học sinh, người dân nghèo vùng cao Yên Bái
Định vị thương hiệu Yên Bái trên bản đồ du lịch Định vị thương hiệu Yên Bái trên bản đồ du lịch
“Ngôi trường hạnh phúc” trên đỉnh Dế Xu Phình “Ngôi trường hạnh phúc” trên đỉnh Dế Xu Phình

Chủ động, dám nghĩ, dám làm

Sau hơn 13 năm Yên Bái triển khai XDNTM, đến tháng 11/2024, Yên Bái có 111/150 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 37 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 254 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM.

Quá trình XDNTM đã huy động được trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức của mỗi người dân. Rất nhiều mô hình phát triển kinh tế từ đây được hình thành, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm cho người dân.

Nằm ở phía Tây của huyện Mù Cang Chải, xã Nậm Khắt có địa hình khá đa dạng bao gồm những khu vực đất cao, đồi núi và đặc biệt là những cánh đồng bậc thang. Nhờ địa hình đa dạng này, xã Nậm Khắt có rất nhiều loại đất, phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó, xã Nậm Khắt có khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh, mùa hạ ẩm.

Trong thời gian từ tháng 4 - 10 hàng năm là thời gian mưa nhiều, chỉ số lượng mưa trung bình khoảng 2.500 - 3.000 mm/năm. Điều kiện thổ nhưỡng của Nậm Khắt khá thuận lợi, phù hợp với việc trồng trọt và chăn nuôi.

Xác định những lợi thế riêng có, địa phương đã tuyên truyền vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế. Đến nay, xã đã xây dựng được nhiều mô hình trồng trọt chăn nuôi khai thác lợi thế này như: Nấm hương, rau, ớt, cà chua, hoa hồng, hồng giòn, nuôi lợn rừng hay cá hồi, cá tầm… góp phần nâng thu nhập bình quân cho người dân đạt khoảng 42 triệu đồng/người/ năm.

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Tuấn Anh thăm mô hình trồng nấm tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải

Tận dụng điều kiện tự nhiên của xã Nậm Khắt, anh Hoàng Văn Nối đã xây dựng trại nuôi trồng nấm, quy mô gần chục nghìn mét vuông, cung ứng ra thị trường trên 200 tấn nấm hương thương phẩm mỗi năm. Công ty với những nhân lực chủ chốt là người dân ở địa phương đã được tham gia các khóa tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ trồng, chăm sóc nấm hương.

Hiện nay, Công ty TNHH Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải duy trì khoảng 50 nghìn bịch phôi nấm/năm; áp dụng các biện pháp kỹ thuật để sản lượng đạt khoảng 4 lạng/bịch phôi. Không chỉ mang về nguồn thu nhập cao cho các thành viên mà còn tạo việc làm cho từ 15 - 20 lao động; chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng nấm cho nhiều hộ dân tại địa phương.

"Qua khảo sát, tôi thấy địa bàn xã Nậm Khắt có điều kiện thiên nhiên ưu ái và bà con rất ủng hộ cho việc trồng nấm. Tôi cũng muốn tạo ra thương hiệu nấm riêng cho địa bàn huyện Mù Cang Chải nên đã lựa chọn trồng và phát triển nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn xã Nậm Khắt", anh Hoàng Văn Nối - Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải chia sẻ.

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Tuấn Anh thăm mô hình trồng cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần giảm nghèo, XDNTM ở Mù Cang Chải

Ông Thào A Phềnh, Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, cho biết: "Từ năm 2020 đến nay, xã Nậm Khắt đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty, hộ dân phát triển kinh tế trên địa bàn. Hiện nay, địa bàn có các công ty, hợp tác xã như nấm ăn, nấm dược liệu, ớt, cà chua, rau… đều áp dụng công nghệ sạch, nuôi trồng trong nhà kính, từ đó thu hút và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Ngoài ra, chúng tôi cũng vận động Nhân dân phát triển các mô hình trồng cây ăn quả như: Trồng hồng giòn, lê hay phát triển các mô hình chăn nuôi truyền thống theo hình thức khép kín để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật từ đó cung ứng ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng".

Đến thăm và kiểm tra một số mô hình trên địa bàn xã Nậm Khắt, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh rất phấn khởi khi đồng bào người Mông nơi đây đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, liên kết, hợp tác để phát triển kinh tế, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đặc biệt, người dân đã biết tận dụng những tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra những sản phẩm hàng hoá mang tính bền vững, đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay.

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới
Niềm vui mùa thu hoạch quế của người Dao huyện Văn Yên

Ông Nguyễn Tuấn Anh đề nghị, thời gian tới huyện Mù Cang Chải cần tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp; nghiên cứu kết hợp làm du lịch trải nghiệm kết hợp với phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, tổ chức các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng nhau phát triển.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt lưu ý địa phương đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường, qua đó tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cho người dân trong xã, góp phần xóa đói, giảm nghèo, để người dân Nậm Khắt nói riêng và Mù Cang Chải nói chung làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Dấu ấn công tác dân vận trong XDNTM

Trong công cuộc XDNTM ở Yên Bái không thể không kể đến thành công của công tác dân vận. Điều này thể hiện rất rõ trên những con đường khang trang ở huyện Lục Yên. Khát vọng đổi mới, vươn lên, xây dựng vùng "Đất Ngọc” sớm trở thành huyện NTM, đó chính là điều mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lục Yên đang từng ngày nỗ lực thực hiện với tinh thần rất quyết liệt, khẩn trương.

Ông Hoàng Trung Chinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lục Yên cho biết: "Xác định một trong những tiêu chí rất quan trọng trong XDNTM là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Do hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã xuống cấp nên huyện đã ưu tiên triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường trước.

Tuy nhiên, thời gian đầu khi bắt tay vào thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do một số hộ dân chưa đồng thuận, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào công tác đền bù của Nhà nước. Vì thế, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc”.

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới
Du khách trải nghiệm sao chè Suối Giàng (Yên Bái)

Với phương châm phát huy dân chủ, đa dạng trong công tác tuyên truyền, vận động; thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi cùng Nhân dân; phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng dân cư… huyện kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương, nhân tố điển hình, những cách làm hay, sáng tạo trong XDNTM.

Các chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân”, hỗ trợ Nhân dân chặt cây, tháo dỡ công trình nhà ở, tường rào để giải phóng mặt bằng… đã tạo động lực rất lớn để toàn thể cán bộ, Nhân dân huyện Lục Yên không ngừng phát huy nội lực, tích cực tham gia hiến đất, mở đường.

Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã có 5.322 hộ gia đình tự nguyện hiến trên 587.000m2 đất; trên 42.000m vật kiến trúc; trên 219.000 cây cối các loại; đóng góp trên 25.000 công cùng nhiều máy móc, trang thiết bị để tháo dỡ, san gạt, vận chuyển đất đai, cây cối, ước tổng giá trị trên 325 tỷ đồng để mở rộng nhiều tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn. Điển hình như: Đường Liễu Đô - Mường Lai; đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh; đường Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến - An Phú; đường Tân Lĩnh - Minh Chuẩn đi huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai…

Kinh nghiệm từ sự đồng lòng

Theo đánh giá của UBND tỉnh Yên Bái, vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong XDNTM được phát huy ở mức cao nhất dựa trên nguyên tắc "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, qua đó thúc đẩy, khích lệ phong trào thi đua XDNTM ở tất cả các địa phương; khơi dậy sự đồng thuận của toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị và sự nhiệt tình, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân chung tay, góp sức XDNTM ở địa phương, quê hương mình khi nhận thức rõ được lợi ích mà chương trình đem lại.

Nhìn vào kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể của chương trình để thấy sự nỗ lực của tỉnh Yên Bái là rất lớn. Hiện toàn tỉnh đã có trên 140 xã đạt tiêu chí về quy hoạch, đạt 99,3%. Hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện được tỉnh và các địa phương quan tâm đầu tư với 78% số xã đạt tiêu chí về giao thông; 97% số xã đã đạt tiêu chí về thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Hệ thống lưới điện nông thôn được đầu tư nâng cấp theo hướng an toàn, ổn định, bảo đảm mỹ quan, đến nay tỷ lệ xã đạt tiêu chí về điện, có hệ thống điện bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt tại các địa phương đạt 89,3%.

Đặc biệt, trong thực hiện Chương trình, tỉnh đã triển khai lồng ghép hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 104 xã đạt tiêu chí về nghèo đa chiều; 80% số xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư;

Các ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để XDNTM cũng như rất chủ động, linh hoạt huy động, bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi. Đặc biệt là chủ động triển khai các tiêu chí XDNTM mà không cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như tiêu chí môi trường, về xóa đói giảm nghèo, tiêu chí về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, xây dựng thôn, bản văn hóa… Kinh nghiệm đó đã được nhân rộng, đưa Yên Bái trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới ở vùng Tây Bắc.

Đọc thêm

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Xem thêm