Tag

Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên cuốn hút khán giả Hà Nội

Văn hóa 24/11/2019 12:32
aa
TTTĐ - Trong hai ngày 23-24/11, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên với sự góp mặt của 19 nghệ nhân.

Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên cuốn hút khán giả Hà Nội

Trình diễn điệu múa thằm đao đao của người Khơmú ở Điện Biên

Chương trình Âm nhạc của người Khơmú giới thiệu đến công chúng cách chế tác nhạc cụ truyền thống (các loại sáo, đàn trống, đàn môi, ống gõ...); cách thực hành trình diễn với làn điệu hát tơm của nhóm Khơmú đến từ tỉnh Nghệ An; thưởng thức các điệu múa dân gian như: thằm đao đao, múa sạp, múa boòng bụ (dỗ ống), múa lắc eo tự biên của nhóm Khơmú đến từ tỉnh Điện Biên. Đây cũng là dịp du khách được giao lưu, hòa mình vào các điệu múa trống chiêng, múa sạp với sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Hát mừng nhà mới của người Khơmú ở Nghệ An
Hát mừng nhà mới của người Khơmú ở Nghệ An

Nhạc cụ truyền thống của người Khơmú khá phong phú và độc đáo gồm: bộ nhạc khí (sáo dọc ba lỗ, sáo dọc bốn lỗ, sáo ngang, khèn bè); bộ gảy (đàn trống, đàn môi); bộ gõ (ống gõ, ống giỗ, cồng chiêng). Các loại nhạc cụ của người Khơmú thường được dùng vào các dịp lễ Tết, cưới xin, mừng nhà mới, hay những dịp lễ hội của cộng đồng.

Trình diễn điệu múa boòng bụ (dỗ ống) của người Khơmú ở Điện Biên
Trình diễn điệu múa boòng bụ (dỗ ống) của người Khơmú ở Điện Biên

Ngoài nhạc cụ truyền thống, các hình thức diễn xướng dân gian như: hát (tơm), các điệu múa tự biên, tự diễn với nhịp điệu nhanh, mạnh, uyển chuyển được xem là một trong những yếu tố đặc trưng tộc người độc đáo, mang sắc thái văn hóa riêng. Người ta thường chơi nhạc cụ kết hợp với các làn điệu hát (tơm) và múa truyền thống. Trong khi người Khơmú ở miền núi Nghệ An hiện nay đã bảo tồn và sử dụng đa dạng nhạc cụ trong đời sống hàng ngày thì người Khơmú ở Điện Biên bảo lưu và duy trì được nhiều điệu múa truyền thống của tộc người.

Chế tác nhạc cụ đàn môi của người Khơmú ở Nghệ An
Chế tác nhạc cụ đàn môi của người Khơmú ở Nghệ An

PGS. TS. Bùi Nhật Quang - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, chia sẻ: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình Âm nhạc của người Khơmú ở Nghệ An và Điện Biên nhằm giới thiệu đến công chúng một loại hình văn hóa dân gian độc đáo; góp phần giáo dục di sản văn hóa phi vật thể, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa dân tộc nói chung và âm nhạc dân gian của người Khơmú nói riêng; giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ thêm tự hào và yêu thích văn hóa truyền thống dân tộc.

Múa sạp của người Khơmú ở Điện Biên
Múa sạp của người Khơmú ở Điện Biên

Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của cha ông trong bối cảnh hội nhập”. Gắn với trình diễn nhạc cụ là các hoạt động giáo dục như: giao lưu, tương tác với nghệ nhân để hiểu hơn về cách làm, cách chơi nhạc cụ; thực hành và trải nghiệm lắp ghép sáo bốn lỗ, thổi khèn lá; ghép thông tin với hình ảnh; các hình thức đố vui, trò chơi sử dụng thính giác, xúc giác để nhận biết âm thanh và nhạc cụ tạo ra âm thanh đó; Củng cố và nâng cao kiến thức qua phiếu hỏi.

Tọa đàm về Âm nhạc của người Khơmú trên thế giới do TS. Frank Porschan thuyết trình
Tọa đàm về Âm nhạc của người Khơmú trên thế giới do TS. Frank Porschan thuyết trình

Bên cạnh hoạt động trình diễn văn nghệ dân gian và chế tác nhạc cụ, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm về Âm nhạc của người Khơmú trên thế giới do TS. Frank Porschan thuyết trình. Buổi toạ đàm có sự tham gia của các cán bộ nghiên cứu thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Dân tộc học, Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và sinh viên của một số trường đại học như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Khoa nhân Nhân học ,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Đọc thêm

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm