Tag
Sức bật từ hạ tầng giao thông

Bài 1: Bình Dương đột phá hạ tầng giao thông

Nhịp sống phương Nam 27/11/2024 09:00
aa
TTTĐ - Bình Dương được xem là “hạt nhân” vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, được ví như “thủ phủ công nghiệp”. Những năm qua, Bình Dương đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị Vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
Bình Dương thu hút FDI vượt trội, xếp thứ 2 cả nước “Đi trước, đón đầu” phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ

“Lộ thông tài thông”

Bình Dương thuộc vùng Đông Nam bộ và là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Bình Dương xác định lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá, trong đó, việc thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp tập trung là hạt nhânm từ đó mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Từ ngày đầu tái lập tỉnh (1997), Bình Dương đã nghĩ ngay đến việc “xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông”. Theo đó, tỉnh đã giao Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư mở rộng nâng cấp Quốc lộ 13 theo hình thức BOT. Quốc lộ 13 với chiều dài 62km, 6 làn xe, từ TP Hồ Chí Minh kéo dài đến tỉnh Bình Phước được xem là “công trình thế kỷ” của tỉnh Bình Dương lúc bấy giờ, góp phần tạo động lực để địa phương này phát triển.

Bài 1:  Bình Dương đột phá hạ tầng giao thông
Quốc lộ 13 với chiều dài 62km, 6 làn xe, từ TP Hồ Chí Minh kéo dài đến tỉnh Bình Phước

Với việc Quốc lộ 13 trở thành trục “xương sống”, hàng loạt tuyến đường khác dần hình thành, tạo nên một mạng lưới giao thông dày đặc có tính kết nối cao, mở ra cơ hội “đánh thức” các vùng đất tiềm năng như: Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bàu Bàng, Phú Giáo xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN).

Nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, đường vành đai, trục xuyên tâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các công trình mang tính kết nối vùng như: : Đường Mỹ Phước - Tân Vạn; nâng cấp đường ĐT.743 đoạn từ miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần; đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài; đường Thủ Biên - Đất Cuốc (giai đoạn 1); xây dựng đường và cầu nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh,... đã và đang phát huy hiệu quả.

Bài 1:  Bình Dương đột phá hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông hiện đại, thường xuyên được nâng cấp, mở rộng đã thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh mẽ. (Ảnh: Ni Na)

Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình giao thông trọng điểm khác như: tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh) nối dài đến Bình Dương, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, vành đai 4 TP Hồ Chí Minh qua địa bàn Bình Dương, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cảng An Tây, đường ven sông Sài Gòn nối Bình Dương -TP Hồ Chí Minh...

Bên cạnh đó, Bình Dương đang khẩn trương xây dựng tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Theo Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương, đường vành đai 3 giải quyết bài toán ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương... và tăng khả năng kết nối đô thị vệ tinh, phát huy hiệu quả lợi thế các địa phương. Đường vành đai 3 còn kết nối được vào tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành tạo liên kết cho Bình Dương với cả vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tạo động lực tăng trưởng vượt bậc

Đến thời điểm hiện tại, kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh được đầu tư phát triển mạnh, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện kết nối trực tiếp đến các khu công nghiệp, bảo đảm thuận tiện trong đi lại, giao thương.

Nhờ huy động nguồn lực xã hội hiệu quả trong phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, kết hợp xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị hóa hợp lý đã tạo đòn bẩy giúp Bình Dương thu hút đầu tư hiệu quả. Hiện, Bình Dương đã có 29 KCN (tỷ lệ lấp đầy hơn 90%) và 12 CCN (tỷ lệ lấp đầy hơn 65%) với tổng diện tích đất hơn 13.600ha.

Toàn tỉnh đã thu hút khoảng 65.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn hơn 700 nghìn tỷ đồng cùng hơn 4.200 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) có tổng vốn đầu tư trên 40 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình Dương hiện đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Hạ tầng giao thông hiện đại, thường xuyên được nâng cấp, mở rộng đã thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh mẽ.
Nhờ huy động nguồn lực xã hội hiệu quả trong phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, kết hợp xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị hóa hợp lý đã tạo đòn bẩy giúp Bình Dương thu hút đầu tư hiệu quả

Hiệu quả từ mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ được minh chứng rõ nét khi đến nay, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,01%; GRDP bình quân đầu người đạt 182,6 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng 64,83% - 25,06% - 2,73% - 7,38%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,6% so với năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 352.000 tỷ đồng, tăng 13,3%.

Tỉnh Bình Dương hiện đang tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, nhất là các dự ángiao thông trọng điểm của tỉnh, quốc gia. Đây sẽ là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh, là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, đồng thời mở ra cánh cửa hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, đưa Bình Dương trở thành trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á.

(Còn nữa)

Đọc thêm

EVNHCMC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cho “Ngày hội non sông” Doanh nghiệp

EVNHCMC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cho “Ngày hội non sông”

TTTĐ - Trong không khí rộn ràng của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị quan trọng: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho chuỗi hơn 30 sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn thành phố.
Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Nhịp sống phương Nam

Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, TP Hồ Chí Minh đã bừng sáng với một loạt chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước.
TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh rực rỡ bầu trời đêm mừng ngày giải phóng

TTTĐ - Đúng 21h ngày 30/4, loạt pháo hoa rực sáng trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, hoàn thiện bức tranh đầy màu sắc, sinh động về chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên Giao thông

Bến xe, nhà ga nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

TTTĐ - Đợt nghỉ Lễ 30/4 và Quốc tế lao động (1/5), người dân được nghỉ 5 ngày liên tục, dự báo lượng hành khách và phương tiện hoạt động tại các đầu mối giao thông tại TP Hồ Chí Minh tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping Muôn mặt cuộc sống

Người dân phấn khích với màn biểu diễn kỵ binh, pháo hoa, mapping

TTTĐ - Tối 30/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), hàng loạt các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã diễn ra, đáng chú ý có màn xuất hiện của đội Cảnh sát cơ động Kỵ binh.
Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân... Muôn mặt cuộc sống

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân...

TTTĐ - Dưới cái nắng oi ả của TP Hồ Chí Minh, hàng vạn người vẫn sẵn sàng chờ đợi, hò reo khi các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Họ rạng rỡ, tươi cười, cùng hát vang những ca khúc độc lập... Dường như, các đoàn quân đang bước đi trong lòng Nhân dân.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công

TTTĐ - Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chăm lo cho người có công, những anh hùng cách mạng, thương binh, liệt sĩ và thân nhân… đặc biệt là trong dịp đại lễ 30/4.
Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh Muôn mặt cuộc sống

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

TTTĐ - Dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, cảm xúc đối với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu - người đã cùng đồng đội xông vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ngày đó vẫn vẹn nguyên. Được gặp và nghe ông trò chuyện, những dấu mốc lịch sử dân tộc như tái hiện trước mắt, chân thật và sống động, tựa như những thước phim đang quay chậm, hào hùng.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Xem thêm