Tag
Học Bác lòng ta trong sáng hơn

Bài 3: Gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ

Văn hóa 16/05/2020 10:57
aa
TTTĐ - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ, kỷ luật và chính Người là một tấm gương mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Công chức, viên chức, người lao động ở Hà Nội hiện nay càng phải học tập Bác để xây dựng văn minh công sở, ứng xử đúng mực với nhân dân.

Bài 3: Gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh (phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngày 30/1/1957 (Ảnh tư liệu)

Bài liên quan

Hà Nội bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sạch cho nhân dân dịp Hè

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tư tưởng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục là ngọn đuốc soi đường để Hà Nội phát triển phồn vinh

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Phải luôn lấy nhân dân làm gốc

Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân là nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng nhân dân xuất phát từ những bài học lớn được rút ra từ chiều sâu của lịch sử như Nguyễn Trãi đã kết luận: “Lật thuyền mới rõ dân như nước”.

Đồng thời đây cũng là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin khi các nhà kinh điển khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp cách mạng.

Như vậy, Bác đã kết hợp cả kinh nghiệm, bài học từ lịch sử của dân tộc với học thuyết của thời đại mới, vận dụng rất đúng đắn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước mình. Có Bác khơi đường mở lối, chúng ta ngày nay cứ tiếp tục nối dài con đường Người đã vạch ra, đi đúng những gì mà Bác đã dày công nghiên cứu, đúc rút.

Người dạy rằng Chính phủ, Đảng, cán bộ từ Trung ương đến địa phương đều phải phụng sự nhân dân, là công bộc của dân, “sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”. Thực tế cho thấy, công chức, viên chức, cán bộ là người tiếp xúc hàng ngày với nhân dân, bởi thế chúng ta phải “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật”.

Từ năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra người cán bộ phải “không bao giờ sai lời hứa”, “không nên làm hoặc nói điều gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình coi khinh họ”.

Công chức, viên chức tại Hà Nội hiện nay cũng được khuyến cáo thực hiện quy tắc ứng xử tại cơ quan làm việc giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy định, quy trình; Giao tiếp làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm, không sách nhiễu, gợi ý đưa tiền, không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân, nghiêm túc nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954 (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954 (Ảnh tư liệu)

Từ những lời dạy của Người, chúng ta một lần nữa thấy rõ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, công sở của Hà Nội cũng như cả nước nhận lương nhà nước để làm việc cho nhân dân, phục vụ cho nhân dân chứ không phải chỉ cho riêng cơ quan, cho riêng công việc ấy. Mỗi việc chúng ta làm trong công sở đều liên quan đến quyền lợi của nhân dân, cho nhân dân, vì nhân dân.

Vì thế, khi làm việc, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của nhân dân, xem mình làm việc như thế thì người dân sẽ được thụ hưởng gì chứ không phải làm việc cho xong, cho nhân dân đỡ làm phiền mình càng tốt.

Muốn như vậy thì người cán bộ phải thực sự gần gũi nhân dân, hiểu những gì nhân dân đang làm và họ mong muốn gì. Theo các tài liệu, trong một chuyến đi công tác tại Hà Đông, Bác xuống tát nước cùng nông dân ngay trên bờ ruộng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng xuống cầm dây gầu nhưng lóng ngóng không sao tát được nước.

Điều này khiến chúng ta phải vô cùng thán phục và cảm động. Bác sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, học chữ, đọc sách thánh hiền từ nhỏ. Lớn lên Bác đi dạy học rồi Bác xa đất nước hơn 30 năm, làm rất nhiều nghề khác nhau để “tìm đường cứu nước”. Thế mà công việc nhà nông Bác vẫn rành rẽ.

Có được điều đó chính là bởi Bác luôn trọng việc gần dân, không xa rời nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Bác hiểu rõ Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nghề nông vẫn là chủ đạo và người cán bộ phải thấu hiểu tường tận việc người nông dân đang làm thì mới có thể trợ giúp được nhân dân, giúp họ phát huy được lợi thế, khắc phục được những khó khăn.

Những bài học quý giá

Có vô vàn những câu chuyện về Người mà chúng ta vẫn lấy làm bài học thiết thực cho cách làm việc, cho tác phong đối đãi với quần chúng nhân dân của mình. Trong từng lời nói, từng hành động của Bác luôn thường trực một mối lo lắng cho nhân dân, vì nhân dân.

Có như thế Bác mới cống hiến cả cuộc đời cho nhân dân mà không đòi hỏi lại cho mình bất cứ một điều gì. Chính vì thế, học Bác là chúng ta đang được hưởng thụ những chuẩn mực về thái độ, ứng xử với nhân dân mà chúng ta cần phải học tập và làm theo để làm tròn phận sự phụng sự nhân dân của mình.

Đó là câu chuyện tối 30 Tết năm 1962, Bác thăm gia đình chị Chín ở phố Lý Thái Tổ (Hà Nội). Chồng chị mất sớm, để lại ba đứa con nhỏ dại. Chị phải đi làm công nhật để lấy tiền nuôi con.

Gặp Bác, chị Chín khóc nức nở. Bác an ủi: Năm mới sắp đến, Bác đến thăm thím, sao thím lại khóc? Cố nén xúc động, chị nói: “Có bao giờ… có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con… mà bây giờ mẹ con chúng con lại được thấy Bác ở nhà. Con cảm động quá! Mừng quá thành ra con khóc ạ”.

Bác nhìn chị Chín, nhìn các cháu một cách trìu mến và ôn tồn nói: “Bác không tới thăm những người như mẹ con thím, thì còn thăm ai?". Rồi Bác đến bên các cháu, âu yếm xoa đầu và trao quà Tết cho các cháu. Bác hỏi thăm và ân cần dặn dò chị về việc làm ăn và học hành cho các cháu. Sau Tết, Bác đã chỉ thị cho Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội phải chú ý tạo việc làm cho những người lao động gặp nhiều khó khăn như chị Chín.

Những câu chuyện về cách ứng xử của Bác để lại nhiều bài học quý giá cho đội ngũ cán bộ của Đảng về phong cách lãnh đạo, cách giao tiếp, ứng xử, động viên cấp dưới và quần chúng cũng như sử dụng quyền lực trong lãnh đạo, quản lý.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các chiến sĩ tại Đại hội thi đua ''Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược'' của các lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ nhất (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các chiến sĩ tại Đại hội thi đua ''Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược'' của các lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ nhất (Ảnh: TTXVN)

Bác đã nêu gương cách ứng xử của đội ngũ cán bộ cần dựa trên tình yêu thương, tôn trọng con người, hiểu biết tâm lý và phong cách quần chúng. Biết quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, cũng như những điều quan trọng trong đời sống của quần chúng, đặc biệt là những người có địa vị yếm thế trong xã hội. Như trong câu truyện trên, Bác chọn gia đình chị Chín - một gia đình có nhiều khó khăn để đến thăm.

Đây đều là những tác phong làm việc mẫu mực của Người. Chính tác phong này giúp Người trở nên gần gũi, chan hòa nhưng lại có uy tín rất lớn với nhân dân. Đó cũng là minh chứng cho tư tưởng của Người rằng làm cho nhân dân hiểu và quý mến, tin tưởng thì sẽ làm theo, đạt được tối đa hiệu quả công việc.

Tuy vậy, Người cũng chỉ ra rằng tiếp xúc với nhân dân phải tránh sử dụng “nghệ thuật giao tiếp” mà phải xuất phát từ cái tâm, từ sự đồng cảm và thấu hiểu thực sự.

Công chức, viên chức Hà Nội ngày nay đang tích cực làm theo các khuyến cáo trong Bộ Quy tắc ứng xử dành cho mình tại các cơ quan, công sở cũng đang nhận thức rõ điều này, tránh xa quan niệm chỉ làm vì hình thức dễ trở thành hời hợt, máy móc.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm