Bài 5: Siết chặt quy định, nâng cao ý thức đảng viên
![]() |
Bài liên quan
Hà Nội nâng cao hiệu quả thực hiện Quy định 76...- Bài 3: Phát huy sức mạnh đảng viên tại nơi cư trú
Hà Nội nâng cao hiệu quả thực hiện Quy định 76... - Bài 2: Nhiều địa phương gặp khó
Thiếu sự ràng buộc giữa cấp ủy “nơi đi” và “nơi đến”
Ông Vũ Đình Khôi, nguyên Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định, một trong những nguyên nhân khiến việc quản lý đảng viên hai chiều hiện nay chưa hiệu quả là do cấp ủy cơ sơ chưa nắm được rõ đảng viên cư trú trên địa bàn mà chỉ có thể thông qua các tổ Đảng. Việc này khiến công tác nhận xét, cho ý kiến đảng viên chưa thực chất.
Từ thực tế hơn 10 năm làm bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, ông Khôi cho biết, trước đây, mỗi chi bộ là một tổ dân phố. Số “đảng viên 76” không quá nhiều nên các bí thư chi bộ đều nắm được. Hiện tại, việc sáp nhập các chi bộ tổ dân phố vào một khu dân cư khiến cho việc quản lý đảng viên găp khó khăn do khu dân cư rộng, chi bộ quá đông.
“Có chi bộ lên tới 300 - 400 đảng viên sinh hoạt hai chiều. Số lượng quá đông khiến cấp ủy không thể sâu sát trong việc quản lý. Mời họp mà đảng viên đến được phân nửa là đã hợp tác rồi chứ chưa nói đến các buổi sinh hoạt có hiệu quả hay không”, ông Khôi cho hay.
Vì vậy, theo ông Khôi, không nên thu quá nhiều chi bộ tổ dân phố vào một chi bộ khu dân cư; cần nghiên cứu hình thức tổ chức các chi bộ một cách hợp lý, tránh tình trạng nhiều nơi quá đông đảng viên sinh hoạt hai chiều.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do cấp ủy đảng cơ quan nơi đảng viên công tác chưa coi trọng công tác nhận xét đảng viên tại nơi cư trú. Do vậy, cần có quy định ràng buộc giữa hai bên. Quy định này phải rất cụ thể, “ăn khớp” với nhau. Cụ thể, cơ quan phải có nhận xét về tình hình đảng viên sinh hoạt tại đơn vị rồi gửi về để Đảng ủy nơi cư trú nắm được sơ bộ về đảng viên, rồi mới căn cứ vào tình hình ở địa phương nhận xét lại, tránh tình trạng ở “trên” không tốt, ở “dưới” lại tốt. Bên cạnh đó, cần bắt buộc có hình thức kỷ luật với những đảng viên không xin nhận xét nơi cư trú để họ có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân tại địa phương.
![]() |
Lãnh đạo Đảng ủy xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên trao đổi với cán bộ thôn về công tác xây dựng Đảng. |
“ Cấp ủy nơi đảng viên công tác và nơi cư trú cần làm tốt công tác phối hợp trong quản lý, thông tin tình hình đảng viên nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những đồng chí chưa gương mẫu thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Thực tế đã có những trường hợp ở đơn vị, cơ quan thì gương mẫu nhưng về nơi cư trú lại bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nếu có sự phối hợp giữa hai cấp ủy sẽ giúp cán bộ, đảng viên rèn luyện và khắc phục được những sai lầm có thể xảy ra”, ông Khôi nêu ý kiến.
Nâng cao ý thức tự giác, nêu gương
Tiến sĩ Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thì cho rằng, yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả thực hiện Quy định 76 phải là ý thức của người đảng viên. Đảng viên phải có ý thức nêu gương tại nơi cư trú về đạo đức và bản lĩnh. Đảng viên đương chức buộc phải tự phê bình, báo cáo trước chi ủy, ban công tác mặt trận, đại diện nhân dân ở nơi cư trú để được phê bình, góp ý, bởi nơi cư trú là môi trường đảng viên và gia đình họ sinh sống. Mọi lời nói và hành động (tốt hay chưa tốt) đều ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân.
Muốn vậy, phải có phương pháp và cách thức để quần chúng nhân dân giám sát đảng viên. Trước những phản ánh, đánh giá của nhân dân về đảng viên tại nơi cư trú, cần phải có tổ chức đứng ra “lĩnh hội” để chấn chỉnh, khắc phục. Có như vậy mới nâng cao chất lượng đảng viên và hiệu quả quản lý, giám sát đảng viên tại nơi cư trú.
“Cần chú ý về chất lượng và sốc lại ý thức của đảng viên. Kể cả trong việc kết nạp đảng viên mới cũng cần chú trọng đến hai yếu tố này, tránh tình trạng đội ngũ đảng viên đông nhưng không mạnh”, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ.
Thực tiễn cho thấy, khu dân cư nào có nhiều đảng viên đương chức phát huy được vai trò thì ở đó, tổ chức cơ sở đảng sẽ vững mạnh và phát triển toàn diện. Nhiều ý kiến cho rằng, để phát huy hơn nữa vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên đương chức, Đảng ủy các cấp cần thường xuyên hướng dẫn triển khai cho các chi bộ về đối tượng giới thiệu đến nơi cư trú; lập sổ theo dõi quy trình giới thiệu và tiếp nhận đảng viên về nơi cư trú; tổ chức sinh hoạt định kỳ (6 tháng/lần) cho đảng viên; kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện ở các tổ chức cơ sở đảng.
Muốn vậy, các cấp ủy đảng phải nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm, nhất là người đứng đầu ở cả “nơi đi” và “nơi đến”; coi đây là công việc quan trọng, cấp thiết.
Hằng năm, trong mẫu đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, Đảng ủy cơ quan nơi đảng viên công tác cần chỉ đạo việc nhận xét, góp ý đảng viên đang công tác về giữ mối liên hệ và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú để cấp ủy nơi cư trú động viên, khai thác khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý về nhiều lĩnh vực của đảng viên đương chức vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Đây cũng là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động và các quan hệ xã hội của đảng viên, đóng góp ý kiến xây dựng cho đội ngũ đảng viên đang công tác nói riêng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung.
Ông Lê Văn Ánh, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư số 2, phường Ðồng Tâm, quận Hai Bà Trưng cho rằng, cấp ủy Đảng, nhất là người đứng đầu nơi đảng viên công tác cần tăng cường sự phối hợp với cấp ủy nơi đảng viên cư trú nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát, quản lý đảng viên. Nhiều cấp ủy cơ sở đề nghị hai cơ quan nên gặp gỡ, trao đổi về “đảng viên 76” để nắm sâu đối tượng mình quản lý; đồng thời cải tiến cách đánh giá, nhận xét “đảng viên 76” bằng nới rộng thời gian, mở rộng đối tượng nhận xét, nhất là ý kiến của ban công tác mặt trận, tổ dân phố, hàng xóm, láng giềng của đảng viên cần nhận xét. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quy định 76, góp phần đấu tranh phòng ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
