Tag

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Thời sự 05/05/2025 12:58
aa
TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ ngày 6/5 Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

Mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ sự cồng kềnh

Cuối giờ sáng 5/5, tại kỳ họp thứ 9, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp, đánh dấu những giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, trong đó, quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định các đơn vị hành chính ở địa phương của nước ta với tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở 3 cấp là: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Chính thức trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương không ngừng đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường sự tham gia của người dân và cộng đồng vào quản trị địa phương; hoạt động của bộ máy hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn và góp phần bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Một số chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ, vẫn còn có sự trùng lắp, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ, trùng lặp về đối tượng vận động tập hợp ở một số tổ chức thành viên của Mặt trận, có lúc, có nơi chưa thực sự sâu sát cơ sở, nắm tình hình Nhân dân chưa kịp thời.

Mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã bộc lộ sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, quyền hạn, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa phát huy được tối đa việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Việc tồn tại nhiều đơn vị hành chính quy mô nhỏ làm phân tán nguồn lực, không phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp là hết sức cần thiết

Trước bối cảnh nêu trên, Đảng đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12/4/2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Chính thức trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 5/5.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải căn cứ vào chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc hệ trọng, cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân dân; chú trọng công tác truyền thông, bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Về định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là 2 nhóm nội dung: Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xác định hình thức văn bản để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này là Nghị quyết của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng báo cáo với Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Theo đó, căn cứ vào phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 15 thành viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch với thành phần gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.

Đọc thêm

Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo Tiêu điểm

Giải pháp đột phá từ tầm nhìn sáng tạo

TTTĐ - Nhiều trường học ở Yên Bái đã nhạy bén chính trị, có nhiều giải pháp tuyên truyền về vấn đề sáp nhập tỉnh nhằm trang bị kiến thức, bản lĩnh cho học sinh.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội Tin tức

Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua nhà ở xã hội như các đối tượng hiện nay chúng ta đang áp dụng.
Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử Tin tức

Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

TTTĐ - Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp Tin tức

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngày 21/5 ký ban hành Văn bản số 2088/UBND-KT về việc triển khai chuyển tiếp các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp.
Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch Thời sự

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

TTTĐ - Sáng 21/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021 đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước và Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.
Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Tin tức

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc

TTTĐ - Sáng 21/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới Tin tức

Quốc hội rút ngắn 3 tháng khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới

TTTĐ - Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 vào Chủ nhật ngày 15/3/2026.
Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp Tin tức

Viên chức có thể được thành lập, điều hành doanh nghiệp

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI Tin tức

Hôm nay chốt ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI

TTTĐ - Ngày 21/5, Quốc hội biểu quyết thông qua ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Xem thêm