Vì sao vẫn giữ thanh tra Công an, Quân đội, Ngân hàng?
Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm? Thanh tra mà rầm rộ thông tin thì rất khó bắt quả tang |
Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã giải trình các ý kiến đại biểu nêu.
Theo đó, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định hệ thống cơ quan thanh tra 2 cấp gồm: Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh. Cùng với đó là các cơ quan thanh tra có tính đặc thù, như: Cơ quan thanh tra trong Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Ngân hàng Nhà nước.
Một số ý kiến đề nghị làm rõ tại sao còn quy định tổ chức cơ quan thanh tra trong Công an, Quân đội, Ngân hàng Nhà nước.
Giải trình làm rõ nội dung trên, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, Kết luận 134 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư không nêu kết thúc hoạt động của các cơ quan thanh tra trên.
![]() |
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong |
Đồng thời, dự thảo luật kế thừa quy định của Luật Thanh tra năm 2022. Cùng đó, việc giữ các cơ quan thanh tra cũng phù hợp với tính đặc thù, mô hình tổ chức của ngành dọc của ngành Công an, Quân đội, Ngân hàng Nhà nước.
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, theo Kết luận 134, các cơ quan không còn thanh tra sẽ kiểm tra chuyên ngành theo pháp luật.
Dự thảo luật (khoản 1 điều 61) giao Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật. Để hoàn thiện, dự thảo luật giao Chính phủ quy định hoạt động kiểm tra.
Quy định về xử lý chồng chéo giữa thanh tra với kiểm tra chuyên ngành cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Về vấn đề này, tổng thanh tra Chính phủ cho hay dự luật có những quy định nhằm xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước.
Trong đó quy định rõ khi tiến hành hoạt động thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước để xử lý, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Tuy nhiên việc chồng chéo, trùng lắp giữa hoạt động thanh tra với giám sát, kiểm tra chuyên ngành không được đề cập do khác nhau về nội dung, phạm vi, thời gian, trình tự, thủ tục và phương pháp.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cũng cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật sẽ phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chính sách của Đảng và phù hợp với thực tiễn trong hoạt động thanh tra. Việc này nhằm góp phần quan trọng vào việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn

Năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Quy định rõ việc cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở xã hội

Đề xuất cấp xã tự quyết định khu vực bỏ phiếu bầu cử

Triển khai chuyển tiếp nhiệm vụ khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Nâng cao chất lượng dân vận trong công tác quy hoạch

Trình Quốc hội sắp xếp các tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc
