Tag

Bài 61: Độc đáo tò he

Văn hóa 21/02/2017 09:07
aa
TTTĐ.VN - Thời hiện đại, trẻ con có nhiều thứ đồ chơi công nghệ, đắt tiền nhưng món đồ chơi dân giã, rẻ tiền là tò he vẫn có chỗ đứng và không thể thiếu trong các kì lễ, Tết, rong ruổi trên khắp đường phố Hà Nội.

Bài 61: Độc đáo tò he

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
* Bài 50: Vui buồn ở phố đi bộ
* Bài 51: Hà Nội ngày ấy - bây giờ
* Bài 52: Áo dài khoe sắc gọi xuân về
* Bài 53: Phố cổ, nghề xưa
* Bài 54: Xấu đẹp không chỉ ở bộ quần áo
* Bài 55: Chuyện biếu quà Tết
* Bài 56: Lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa
* Bài 57: Khi lòng tham làm lu mờ cả nhân cách…
* Bài 58: Mượn Tết để chặt chém
* Bài 59: Nỗi buồn sau Tết
* Bài 60: Phố phường thắm sắc hương xuân


Bài 61: Độc đáo tò he
Trẻ em rất thích thú với tò he nhiều hình hài, màu sắc.

Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội nổi tiếng xưa nay với nghề làm tò he. Đây một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam có thể ăn được. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ, thường có hình thù các con vật như công, , trâu, , lợn, ... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".


Theo cách của làng Xuân La, nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, một phần nếp (sẽ cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này. Bây giờ, người ta chuyển sang sử dụng màu thực phẩm công nghiệp vì tiện ích hơn.

Tại Phố sách Xuân Đinh Dậu 2017, anh Nguyễn Văn Tiến (thôn Xuân La, Phú Xuyên) chỉ mất vài phút đã biến cục bột gạo thành những chú tò he ngộ nghĩnh, đáng yêu, được trẻ em ưa thích.


Anh Tiến, người thanh niên trẻ của làng Xuân La sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm tò he nhiều đời. Từ nhỏ, anh được ông ngoại dạy cho kĩ thuật nặn tò he. Những buổi cuối tuần, anh theo chân ông ngoại đi nặn tò hè bán dạo tại những con phố tấp nập đông đúc ở Hà Nội.


Say sưa ngắm nhìn ông nặn tò he, nghe tiếng cười trong trẻo, giòn tan không chỉ của con trẻ được bố mẹ mua cho món đồ chơi độc đáo ấy, trong anh ngập tràn những giấc mơ gắn với niềm vui. “Lớn lên, dù đã trải qua nhiều nghề nhưng từ năm 2004 đến nay, tôi bám trụ với nghề tò he và muốn sau này có thể phát triển nghề, xây dựng làng nghề để gìn giữ nét đẹp văn hóa cho quê hương”, anh Tiến chia sẻ.

Với lịch sử hơn 300 năm, cùng với thăng trầm của đất nước nhưng tò he ngày càng yếu thế khi đứng cạnh những món đồ chơi hiện đại, đặc biệt là “cơn bão” đồ chơi Trung Quốc. Trong làng, đa phần thợ nặn tò he là những cụ già tóc đã bạc phơ, còn nhiều thanh niên trẻ tuổi theo các nghề chạm khảm với mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, khi nhiều đồ chơi dân gian đang dần bị mai một thì việc lưu giữ làng nghề đang là một nỗi trăn trở không chỉ các nghệ nhân già mà cả những người thợ trẻ - những người đam mê và nhiệt huyết với nghề như anh Tiến.

Anh Tiến luôn trăn trở, làm thế nào để những con tò he truyền thống "sống" được với cuộc sống đương đại? Ðể làm được điều đó, trước hết, phải giỏi tay nghề và sự đam mê, trí tưởng tượng, lòng say mê và tình yêu với các em nhỏ. Từ nắm bột gạo, người thợ làng Xuân La tạo ra cả... thế giới đầy mầu sắc, với đủ loại hình con giống, con giáp, hay các nhân vật trong phim, trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, để cạnh tranh với đồ chơi ngoại nhập, tò he cần một cuộc “đổi mới” cả về hình thù và chất lượng.

Để tò he trở thành loại đồ chơi độc đáo, mở rộng ra thị trường cho trẻ em, cần giải quyết một số vấn đề kĩ thuật như: Nguyên liệu có khả năng chống mốc, giữ độ ẩm cao, không độc hại với người sử dụng. Nhiều nghệ nhân của làng nghề đã nghiên cứu và từng bước thử nghiệm chế biến nguyên liệu bằng cách pha trộn một số loại đất nặn để được lâu như đất sét Nhật Bản, đất sét Thái Lan và làm lên các bước chính bằng bột nặn cao cấp.

Người làm tò he bây giờ cũng năng động rất nhiều trước thị hiếu của khách hàng. Nếu như ngày trước các đối tượng để nặn tò he chủ yếu là các loại cây quả, con giống, hình người là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... thì bây giờ tò he phong phú hơn rất nhiều. Với riêng các em thiếu nhi, họ rất để ý đến những phim hoạt hình mới mà các em được xem. Nếu các em yêu cầu được mua những hình mình thích thì chỉ cần nhìn qua là các nghệ nhân có thể nặn giống được. Để nắm vững được thời gian cụ thể của những ngày hội, ngày lễ họ có trong tay cả quyển sách ghi lại các ngày lễ tết của tất thảy mọi vùng miền trong cả nước. Thời tiết, nhiệt độ… vì đó cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tò he bán được.

Tò he là một trong những thứ đồ chơi truyền thống lâu đời ở Việt Nam trải qua suốt chiều dài văn hóa, lịch sử dân tộc. Tò he như khúc đồng dao thương mến, như một phần không thể thiếu của tuổi thơ nhiều người, nhiều miền quê nước ta, nó sức bền riêng, rất khó mai một.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm