Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bảo đảm quy hoạch, phát triển đô thị bền vững

Đô thị 27/12/2023 19:39
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định đột phá sẽ khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang, tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống trở thành điểm đột phá Hà Nội sẽ có đề án riêng phát triển đường sắt đô thị Bước chuyển mình của giao thông công cộng Thủ đô

Phân quyền điều chỉnh quy hoạch cho Hà Nội

Qua gần 10 năm thi hành, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật Thủ đô năm 2012 còn nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu quy định trong một số lĩnh vực, đặc biệt là công tác lập, quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn, phát triển văn hóa và quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị. Vấn đề này đòi hỏi cần phải có các giải pháp được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bảo đảm quy hoạch, phát triển đô thị bền vững

Các quy định liên quan đến vấn đề Quy hoạch và bảo đảm thực hiện quy hoạch được quy định tại một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tập trung ở Điều 19 và Điều 20. Bên cạnh một số quy định kế thừa từ Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung mới với những mục tiêu có tính đặc thù.

Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 19 của dự thảo Luật quy định phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng cho TP Hà Nội. Đây là một quy định mới nhằm tạo điều kiện chủ động cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã được Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để bảo đảm việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch không làm phá vỡ quy hoạch chung do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy định tại khoản 3 Điều 19 đã quy định UBND thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch trên cơ sở trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quy định. UBND thành phố Hà Nội phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện việc điều chỉnh cục bộ.

Tái thiết đô thị gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Cùng với việc phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng cho TP Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định được xem là sẽ tạo đột phá trong quá trình cải tạo, tái thiết và chỉnh trang đô thị.

Cụ thể, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy định về cải tạo, chỉnh trang được kế thừa từ quy định của Điều 8, 9 và 10 Luật Thủ đô năm 2012 và chủ trương của Nghị quyết số 15-NQ/TW, đó là cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quá trình cải tạo, tái thiết và chỉnh trang đô thị
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quá trình cải tạo, tái thiết và chỉnh trang đô thị

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định cụ thể yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đặc biệt, quy định tại các Điều 19, Điều 20 và Điều 21 quy định rõ các công việc về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị như trong công tác quy hoạch phải chú ý tới các yếu tố về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng không gian công cộng, phát huy các hình thái kiến trúc của những khu vực, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử; phát triển không gian xanh, không gian ngầm.

Ngoài ra, quy định tại Điều 22 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định những nội dung đặc thù cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị, bao gồm: Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, nhà ở cũ tại phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị; hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình tạo điều kiện để khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang, tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.

Theo Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, quy định này là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng các đòi hỏi từ thực tiễn. Đồng thời, khuyến khích người dân cùng tham gia bảo tồn, chỉnh trang, tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.

Để có thể khai thác “không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử theo quy định” theo yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW, Điều 22 đã đưa ra giải pháp về xây dựng “Danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử để phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị” và kết hợp với các giải pháp liên quan đến Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô nhằm bảo vệ di sản không gian đô thị đặc thù của Thủ đô là phố cổ, phố cũ.

Những quy định sửa đổi tại Điều 22 cũng nhằm kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hoá với công tác cải thiện đời sống dân sinh, nơi ở của người dân sống tại các biệt thự cũ, nhà cổ.

Bên cạnh đó, Điều 22 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng có quy định mới về Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là một giải pháp về tài chính nhằm thu hút nguồn vốn ở khu vực tư nhân đầu tư đóng góp và đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang những công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hoá, lịch sử.

Mô hình Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính ngoài ngân sách, Nhà nước chỉ hỗ trợ việc hình thành vốn điều lệ và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của quỹ. Hoạt động của Quỹ sẽ làm giảm gánh nặng về đầu tư của ngân sách thành phố cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử.

Đọc thêm

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Xem thêm