Tag

Bảo tồn giá trị di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội

Văn hóa 28/11/2024 22:30
aa
TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ vào 19h30 ngày 30/11, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm.
Chuyện những người nước ngoài “phải lòng” phố cổ Chiêm ngưỡng “Sắc màu di sản” qua lăng kính trang phục Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

Dấu ấn lịch sử, văn hóa của Thủ đô

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thành phố, với diện tích 5,34 km2, quận Hoàn Kiếm là quận có mật độ di sản văn hóa cao của Thủ đô với 190 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó có Khu Phố cổ Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, Khu Phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ, là yếu tố quan trọng để nhận diện bản sắc văn hóa đô thị của Thủ đô.

Các giá trị này không chỉ là những di tích, ngôi nhà cổ với những đặc thù về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc mà còn là những giá trị văn hóa thông qua những nét sinh hoạt thường nhật, những hoạt động ẩm thực, lễ hội...

Công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã đạt được một số kết quả nhất định. Các giá trị di sản vật thể luôn được quan tâm bảo tồn, tôn tạo; các giá trị di sản phi vật thể được phục hồi và phát huy (khôi phục 14 lễ hội, gồm 7 lễ hội cấp quận và 7 lễ hội cấp phường).

Phố cổ Hà Nội gợi nên rất nhiều cảm xúc
Phố cổ Hà Nội gợi nên rất nhiều cảm xúc

Các lễ hội được khôi phục gắn với các ngày lễ lớn như: Lễ hội Vua Lê đăng quang, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội Đình Yên Thái, Đình Kim Ngân, lễ hội Trung thu Phố cổ...; Đã có trên 1000 cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật, trình diễn nghề truyền thống, biểu diễn âm nhạc truyền thống, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động trải nghiệm, tương tác được tổ chức.

Năm 2004 là một cột mốc đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo khu Phố cổ Hà Nội: Bộ Văn hóa Thông tin Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu Phố cổ Hà Nội. Đồng thời cũng trong năm 2004, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức không gian đi bộ đầu tiên kết hợp với phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch ở Hà Nội trên tuyến phố Hàng Đào - Đồng Xuân.

Qua 20 năm triển khai xây dựng không gian đi bộ trên địa bàn quận, hoạt động của không gian đi bộ đã tạo ra một sản phẩm du lịch mới của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo ra không gian văn hóa giá trị mới cho Nhân dân Thủ đô, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên tuyến phố về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch trong Khu phố cổ.

Diễu hành tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh minh họa)
Diễu hành tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh minh họa)

Lần lượt các năm 2014, 2016, quận Hoàn Kiếm có thêm không gian đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội và không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Năm 2020, việc mở rộng không gian đi bộ từ khu vực phía nam Phố cổ kết nối khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm nhằm tạo sự kết nối giữa 2 không gian đi bộ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách đến tham quan, thưởng ngoại, du lịch văn hóa và mua sắm, ẩm thực.

Các không gian đi bộ ở Hoàn Kiếm ngày càng được mở rộng và hoạt động hiệu quả: đã tổ chức 9.345 buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống và đương đại, trong đó có 2.461 buổi biểu diễn tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và 6.884 buổi biểu diễn tại tuyến phố đi bộ khu phố cổ Hà Nội.

Hoạt động của các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận đã tạo ra sản phẩm du lịch mới của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo ra không gian văn hóa cho nhân dân Thủ đô. Điều đó khẳng định chủ trương mở tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và các không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội của Quận ủy - UBND quận Hoàn Kiếm là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển.

Các hoạt động đa dạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ là dịp để quận Hoàn Kiếm điểm lại những dự án, những hoạt động đã triển khai.

Đồng thời, quận Hoàn Kiếm tiếp tục đưa ra những định hướng, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội cũng như tổ chức hiệu quả các không gian đi bộ, không gian công cộng theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và đặc biệt là thực hiện Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Dịp này, quận Hoàn Kiếm mong muốn sẽ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đời sống tinh thần và vật chất của người dân; tiếp tục nhận được sự ủng hộ, chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong nước, quốc tế, đặc biệt từ người dân trong việc gìn giữ, duy trì và phát huy giá trị của khu Phố cổ Hà Nội.

Trình diễn áo dài tại Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

Trình diễn áo dài tại Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, quận Hoàn Kiếm tổ chức trưng bày giới thiệu một số hình ảnh, dự án, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Khu Phố cổ Hà Nội và hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm. Thời gian từ ngày 1/12/2024 đến ngày 15/12/2024.

Ngoài ra, quận tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc truyền thống, triển lãm, trải nghiệm giới thiệu làng nghề - Phố nghề… tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ ngày 29/11 đến ngày 1/12/2024 và tại các địa điểm: Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội số 50 phố Đào Duy Từ, ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây, đình Kim Ngân số 42 - 44 phố Hàng Bạc từ ngày 29/11 đến ngày 15/12/2024.

Đọc thêm

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Xem thêm